Thi Công Kết Cấu Thép Nhà Xưởng Tiền Chế Như Nào Là Chuẩn?

5/5 - (100 bình chọn)

Kết cấu nhà xưởng là gì? Bao gồm những bộ phận nào? Thông số kỹ thuật ra sao?,… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Vật Tư Minh Anh giải đáp cho những câu hỏi này với những thông tin tham khảo hữu ích nhất.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn về kết cấu nhà xưởng, vui lòng liên hệ với Vật Tư Minh Anh theo:

Địa chỉ: 55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Email: vattuminhanh@gmail.com

Hotline, Zalo0988623839

Nhà xưởng là gì? Đặc điểm

Nhà xưởng là một trong những mẫu nhà thép tiền chế được sử dụng phổ biến hiện nay. Công trình này được xây dựng bằng các cấu kiện thép chất lượng cao, rất bền bỉ và chắc chắn. Khi thi công nhà xưởng, toàn bộ cấu kiện thép sẽ được gia công hoàn thiện tại nhà máy sản xuất theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Sau đó, cấu kiện được vận chuyển đến công trường để tiến hành lắp dựng nhà xưởng.

Nhà xưởng
Nhà xưởng là một loại nhà khung thép có độ bền cao, khả năng thi công nhanh và vượt nhịp lớn.

Quy trình thi công nhà xưởng hoàn chỉnh trải qua 3 giai đoạn chính, đó là: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp đặt. Do vật tư được sản xuất đồng bộ tại nhà máy nên quy trình xây dựng sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng. Giúp tiết kiệm thời gian, cũng như công sức cho công nhân lao động.

Hiện nay, các mẫu nhà xưởng đơn giản được xem là xu hướng mới trong ngành xây dựng. Công trình được xây dựng với nhiều công năng khác nhau để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tuỳ vào mục đích sử dụng, nhà đầu tư có thể thiết kế nhà xưởng thành kho bảo quản, xưởng sản xuất, gia công hàng hoá,…

Thành phần, kết cấu nhà xưởng

Nhà xưởng kết cấu thép là loại hình xây dựng được rất nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn xây dựng bởi tính linh hoạt, khả năng vượt nhịp lớn, thời gian thi công nhanh và tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả. Dưới đây là các thành phần chính có trong kết cấu nhà xưởng:

1. Thành phần

Thành phần chính của nhà xưởng tiền chế hiện nay bao gồm:

  • Hệ khung xương: Bao gồm các trụ biên, trụ chính, cột, kèo,… Cấu kiện của khung chính là tổ hợp tiết diện “I”, chiều cao không đổi hoặc dạng vát.
  • Thành phần liên kết: Các bộ phận liên kết nhà khung thép gồm có xà gồ, dầm tường (dầm đơn – dầm đôi) và thanh chống đỉnh tường. Thành phần kết nối thứ yếu là các thanh thép nhẹ, có thiết kế chữ “Z”, “C” hoặc dầm bụng dạng rỗng.
  • Vật liệu bao che: Kết cấu thép nhà xưởng ở phần bao che bao gồm tôn mái và tôn vách. Các bộ phận này có tác dụng bảo vệ và hoàn thiện công trình. Mang đến giá trị thẩm mỹ cho nhà xưởng.
Thành phần, kết cấu nhà xưởng
Kết cấu nhà xưởng bao gồm: khung thép, thành phần liên kết và vật liệu bao che.

Toàn bộ hệ khung xương, thành phần liên kết và vật liệu bao che đều được gia công tạo hình hoàn chỉnh trước khi vận chuyển đến công trường. Chất lượng của cấu kiện được đảm bảo, đạt chuẩn quốc tế và được kiểm tra nghiêm ngặt nên quý khách hàng có thể yên tâm về độ bền, cũng như giá trị sử dụng.

Tại công trường, thành phần của nhà thép tiền chế sẽ được công nhân tiến hành lắp dựng theo yêu cầu của kỹ sư xây dựng. Cấu kiện sẽ được liên kết chặt chẽ bởi hệ thống bu lông. Giúp tăng độ bền, cũng như sự kiên cố của công trình.

2. Thông số kỹ thuật

Sau đây là thông tin cơ bản về thông số kỹ thuật của nhà xưởng tiền chế:

  • Chiều rộng: Là khoảng cách giữa 2 mép xà gồ đối diện, hay còn được gọi là khẩu độ. Trên thực tế, khẩu độ thường nhỏ hơn bề rộng thực của nhà xưởng. Điều này giúp tăng khả năng chống chịu, cũng như độ an toàn cho công trình.
  • Chiều dài: Là khoảng cách giữa 2 cột đầu hồi đối diện. Tuỳ vào thiết kế kỹ thuật hoặc yêu cầu của khách hàng mà trong toàn bộ chiều dài nhà xưởng sẽ có nhiều bước gian kích thước khác nhau.
  • Chiều cao: Được tính từ phần nền móng đến điểm giao nhau giữa tôn mái và tôn vách của nhà xưởng. Thông thường, chiều cao của công trình sẽ dao động trong thông số từ 6 – 9m. Trong trường hợp thi công nhà thép tiền chế 1 tầng, chiều cao công trình có thể đạt tới 28m.
Thành phần, kết cấu nhà xưởng
Thông số kỹ thuật của nhà xưởng được quy định rõ ràng trong yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  • Tải trọng thiết kế: Hoạt tải mái trên là 30 kg/m2 và tốc độ gió thiết kế kà 130 km/h. Các thông số vừa nêu được nêu ra dựa theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động 2737 – 1995.
  • Tải trọng nền: Thông số của tải trọng nền sẽ được kỹ sư xây dựng tính toán khi thiết kế nhà xưởng và dựa vào các yếu tố như: khối lượng máy móc, vật tư xây dựng, tác động của lực máy cơ giới, vận chuyển thiết bị,…
  • Tải trọng mái: Tải trọng mái là khả năng chịu tải trọng và chịu lực tác động của hệ mái. Thông số này bị phụ thuộc vào tỉ trọng của phần tole mái, trần panel, tấm cách nhiệt, tải gió, cầu trục,…
  • Độ dốc mái: Độ dốc mái của nhà xưởng phải có độ nghiêng để đảm bảo khả năng thoát nước cho phần mái. Tránh khỏi tình trạng ứ đọng, thấm dột nước mưa,… Hiện nay, độ dốc mái lý tưởng khoảng từ 10 – 30%.

Từ chiều dài và chiều rộng, chúng ta có thể dễ dàng tính toán được diện tích của công trình. Hiện nay, các mẫu nhà thép tiền chế dân dụng có quy mô xây dựng rất đa dạng, dao động từ 100m2 đến trên 10.000m2. Chiều cao lý tưởng khoảng 7.5m tuỳ theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế nhà xưởng.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp đặc biệt, khi thi công nhà xưởng, nhà thầu phải tính toán để đảm bảo hệ mái có thể chịu được những tải trọng khác như: hệ thống PCCC, thiết bị pin năng lượng mặt trời, thi công trần panel chống nóng,…

3. Kết cấu nhà xưởng

Kết cấu nhà xưởng gồm nhiều thành phần khác nhau. Thông tin cụ thể như sau:

  • Kết cấu móng:

Phần móng của nhà xưởng tiền chế được thi công bằng bê tông cốt thép, có tác dụng truyền tải trọng xuống mặt đất. Hiện nay, kết cấu móng có nhiều loại như: móng đơn, móng cọc, băng, bè,… Mỗi loại móng cọc sẽ phù hợp với địa chất của từng vùng miền, nên cần lựa chọn phương án thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình.

Trước khi đổ bê tông, cần tiến hành lắp đặt bu lông liên kết. Đây là công đoạn rất quan trọng và đòi hỏi tính chính xác cao. Việc đổ bê tông móng giúp tăng độ bền, cũng như tạo sự thuận tiện cho quá trình lắp dựng khung xương, cột kèo,…

Thành phần, kết cấu nhà xưởng
Kết cấu móng nhà xưởng được đổ bê tông cốt thép để tăng độ chắc và độ bền.
  • Nền nhà xưởng:

Nền nhà xưởng được thi công bằng cách san lấp đất nền. Sau đó, sử dụng máy cơ giới để tiến hành lu lèn đất và đá trước khi đổ bê tông. Điều này nhằm đảm bảo độ chặt, cũng như độ chắc của phần nền trước khi thực thiện các giai đoạn thi công khách.

Độ dày của nền bê tông sẽ phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế và tải trọng của các máy móc, thiết bị di chuyển trong nhà xưởng. Sau khi thi công, mặt nền sẽ được tráng xi măng, đánh bóng hoặc sơn chống thấm epoxy,… Điều này nhằm tăng độ bền, khả năng chống ẩm, cũng như tạo sự thuận tiện trong quá trình vệ sinh công trình.

  • Hệ khung thép:

Hệ khung thép của nhà xưởng bao gồm: dầm, cột trụ, vì kèo,… Đây là các bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu nhà xưởng, có khả năng chịu lực, chịu tải trọng và vượt nhịp lớn lên đến 100m.

Dầm cột và vì kèo có tác dụng nâng đỡ cho phần khung và phần mái. Giúp gia cố thêm độ bền, cũng như tăng khả năng chống chịu của hệ mái nhà xưởng. Hiện nay, vì kèo thường được gia công từ chất liệu thép mạ kẽm, có đặc tính chống gỉ sét và hạn chế tình trạng cong võng khi lắp tole.

Thành phần, kết cấu nhà xưởng
Hệ khung thép có khả năng chịu lực và chịu tải trọng lớn, độ vượt nhịp lên đến 100m.
  • Cửa trời và mái canopy:

Cửa trời hay còn được gọi là cửa thông gió. Bộ phận này được lắp đặt phía trên đỉnh của nhà xưởng. Thi công cửa trời nhằm mục đích thông gió, giúp tạo sự thông thoáng và mát mẻ cho công trình. Tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điều hoà và làm mát.

Mái canopy là bộ phận rất quan trọng khi thi công kho bảo quản hàng hoá, khu vực điều hành, văn phòng làm việc,… Mái canopy có tác dụng che mưa, năng tại vị trí hiên, cửa sổ, cửa chính,.. của công trình.

  • Hệ thống xà gồ, giằng cột – mái:

Hệ thống xà gồ được làm từ chất liệu thép mạ kẽm, có độ bền vượt trội. Xà gồ có thiết kế hình chữ C hoặc chữ Z, dùng để liên kết khung xương nhà xưởng. Khoảng cách giữa các xà gồ khoảng 1 – 1.5m, giúp nâng đỡ cho toàn bộ phần mái tôn bên trên.

Giằng cột là một bộ phận rất quan trọng tạo nên kết cấu nhà xưởng. Trong quá trình thi công, người ta sẽ sử dụng giằng cột và giằng mái để cố định khung, xà gồ. Từ đó, đảm bảo sự ổn định cho công trình trong suốt quá trình xây dựng.

Thành phần, kết cấu nhà xưởng
Hệ thống xà gồ có thiết kế hình chữ C hoặc chữ Z, dùng để lên kết phần khung, vì kèo.
  • Bu lông neo:

Bu lông neo là một trong những cấu kiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công nhà xưởng Bộ phận này được dùng để liên kết các kiện thép tại các điểm giao nhau trước khi đổ bê tông nền.

Hiện nay, các nhà thầu xây dựng thường sử dụng bu lông M16 trở lên để thi công nhà xưởng tiền chế. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng loại bu lông đen, mạ kẽm hoặc điện phân,… Mác bu lông thông dụng hiện nay là 4.6; 5.6; 6.6; 8.8,…

  • Cột dầm, cột thép:

Cột dầm, cột thép được gia công bằng các tổ hợp thép tấm hoặc thép định hình. Những cấu kiện này được thiết kế với theo dạng hình chữ I, chữ H, hình hộp chữ nhật hoặc hình tròn,… để phù hợp với với yêu cầu xây dựng của công trình.

Thông thường, các cột dầm và cột thép được bố trí độc lập hoặc giao nhau. Điều này nhằm tạo sự liên kết cho kết cấu thép nhà xưởng. Đảm bảo tại điều kiện thuận lợi khi xây dựng công trình.

Thành phần, kết cấu nhà xưởng
Cột dầm, cột thép được thiết kế dạng chữ I, chữ H, hình hộp chữ nhật hoặc hình tròn,…
  • Tôn bao che, cách nhiệt:

Tôn bao che là các loại tôn vách và tôn mái. Vật liệu này thường được mạ kẽm hoặc phủ sơn tĩnh điện với mục đích tăng độ bền. Cũng như đảm bảo khả năng chống chịu tốt trước mọi tác động khắc nghiệt của yếu tố thời tiết và môi trường. Tôn mái và tôn vách có độ bền cao, ít bị gỉ sét và được sơn màu để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Vật liệu cách nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay là các tấm panel, túi khí, bông thuỷ tinh,… Những vật liệu này được dùng với mục đích điều hoà nhiệt độ môi trường. Từ đó, góp phần tạo không gian sống thoáng mát và thoải mái cho con người.

Quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng

Quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng trải qua những giai đoạn sau đây:

  • Bước 1. Thiết kế nhà xưởng: Thiết kế sơ đồ tổng quan và thiết kế từng hạng mục công trình.
  • Bước 2. Chuẩn bị vật liệu: Gia công cấu kiện, vật tư xây dựng tại nhà máy sản xuất theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  • Bước 3. Thi công nền móng: San bằng đất nền, lu lèn đất và đá trước khi đổ bê tông. Tráng bê tông, phủ bóng nền để đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ vệ sinh.
Quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng
Quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng đơn giản, được thực hiện bởi những nhà thầu xây dựng có kinh nghiệm.
  • Bước 4. Lắp dựng khung thép: Tiến hành lắp dựng các trụ cột, trụ biên, trụ giữa, xà gồ, đà giằng,… Liên kết khung xương nhà xưởng bằng bu lông.
  • Bước 5. Thi công vỏ bao che: Lắp dựng tôn mái, tôn vách cho nhà xưởng. Cố định các kiện tôn bằng dây cáp, đinh vít,…
  • Bước 6: Thi công hệ thống hạ tầng: Thi công hệ thống giao thông, hệ thống điện dân dụng, cấp thoát nước cho công trình,…
  • Bước 7. Thi công hệ thống kỹ thuật: Lắp đặt hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, thiết bị liên lạc, PCCC, thiết bị điện nước,…
  • Bước 8: Kiểm tra và hoàn thiện công trình: Tiến hành kiểm tra các vị trí mối nối, liên kết, các thiết bị, máy móc,… Hướng dẫn người dùng và đưa công trình vào sử dụng.

Các yêu cầu khi thi công kết cấu nhà xưởng

Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản khi thi công kết cấu nhà xưởng:

Yêu cầu khi thi công kết cấu nhà xưởng công nghiệp:

  • Tuân theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quyết định số số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ Xây dựng.
  • Tuân theo yêu cầu về Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp hiện hành.

Yêu cầu khi thi công kết cấu phần nền xưởng sản xuất:

  • Tuân thủ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1995 về vấn đề Tải trọng.
  • Cần có biện pháp xử lý địa chất và thuỷ văn trước khi thi công nhà xưởng đối với những nền đất yếu.
  • Thiết kế phần nền nhà xưởng phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt công nghệ và kỹ thuật.
Yêu cầu khi thi công nhà xưởng
Phần nền cần được cắt ron chống nứt, thi công phôi thép chịu va đập, sơn epoxy bảo vệ bề mặt,…
  • Cắt ron chống nứt, thi công phôi thép chống va đập và ăn mòn cho các loại nền đổ bê tông cốt thép.
  • Phần nền cần được thi công các lớp lót cứng để tăng độ bền và khả năng chịu lực. Lớp lót có độ dày tối thiểu 0.1m.
  • Thi công kết cấu nền nhà xưởng cần quan tâm đến hệ thống thoát nước để tránh tình trạng ứ đọng khi trời mưa.
  • Với các loại nền bê tông, cần chia thành các ô nhỏ, có kích thước khoảng 0.6m. Giữa các ô nền cần được chèn bitum để đảm bảo khả năng chống thấm.
  • Chiều rộng của phần nền tại vị trí hiên – hè khoảng từ 0.2 – 0.8m, độ dốc từ 1 – 3%, để tạo sự thuận tiện khi di chuyển, cũng như thoát nước.

Yêu cầu khi thi công kết cấu móng móng nhà xưởng:

  • Trong kết cấu nhà xưởng ở phần móng cột, độ cao của mặt trên chênh lệch với cột thép khoảng 0.2m.
  • Độ cao mặt trên của móng chênh lệch với cột khung chèn tường khoảng 0.5m.
  • Độ cao mặt trên của móng chênh lệch với cột bê tông cốt thép 0.15m.
  • Độ cao chân cột thép ở vị trí hành lang, cầu cạn cao phải cao hơn bề mặt san nền 0.2m.
  • Chú ý thiết kế khe co giãn cho phần móng cột của nhà xưởng.
  • Thi công các vật liệu chịu lực, chịu nhiệt để bảo vệ kết cấu móng.

Yêu cầu khi thi công kết cấu hệ mái, cửa mái nhà xưởng:

  • Hệ mái sử dụng tấm lợp amiăng xi măng, cần có độ dốc từ 30 – 40%.
  • Quy định độ dốc đối với hệ mái tôn múi từ 15 – 20%.
  • Quy định độ dốc đối với hệ mái lợp ngói từ 50 – 60%.
  • Quy định độ dốc đối với hệ mái lợp bê tông cốt thép là từ 5 – 8%.
Yêu cầu khi thi công nhà xưởng
Hệ mái nhà xưởng cần có độ nghiêng để đảm bảo khả năng thoát nước.
  • Độ dốc mái dưới 8% cần có thiết kế khe nhiệt ở dưới lớp bê tông mái. Khoảng cách giữa các khe cách nhiệt lớn hơn 24m dọc theo bước cột.
  • Với các công trình có thiết kế mái 1 nhịp thì chiều rộng không lớn hơn 24m, chiều cao thấp hơn 4.8m. Điều này giúp thoát nước dễ dàng, nước mưa trên mái nhà có thể chảy tự do, không cần đến ống dẫn.
  • Chiều cao cột nhà lớn hơn 5.4m thì cần trang bị thêm máng xối và ống dẫn để dẫn nước từ mái nhà xuống mặt đất.
  • Đối với những công trình có cửa mái hoặc độ giật cấp ≥ 2.4m thì cần có thêm máng xối và ống thoát nước cho phần mái.
  • Đối với hệ mái hỗn hợp (tích hợp chức năng chiếu sáng và thông gió) cần lắp đặt kính cường lực theo phương thẳng đứng. Chiều dài cửa mái tối đa 8.4m, lắp đặt lùi 1 bước so với phần gian đầu hồi.

Yêu cầu khi thi công kết cấu tường, vách ngăn nhà xưởng:

  • Thi công chân tường bằng gạch, đá, bê tông để tăng độ vững chắc khi thi công phần tường bằng các vật liệu nhẹ.
  • Phần chân tường và tường gạch cần được thi công một lớp chống thấm để bảo vệ tường vách.
  • Chất liệu chống thấm, chống ẩm có thể dùng là vữa xi măng mac 75. Độ dày tường khoảng 20cm.
  • Tường ngăn các khu vực trong nhà xưởng phải có tính linh hoạt, có thể lắp đặt, tháo dỡ dễ dàng.
  • Kích thước của nhịp tường tối đa 12m.
  • Chiều cao cột tối đa 6m.

Yêu cầu khi thi công kết cấu cửa sổ, cửa ra vào:

  • Độ cao tối đa của cửa ra vào là 2.4m.
  • Hệ thống cửa có thể đóng, mở thuận tiện, dễ dàng.
  • Cửa sổ có độ cao trên 2.4m cần được lắp khung để tăng khả năng bảo vệ trước gió bão.
  • Trong một vài trường hợp, có thể lắp thêm các thanh kẹp để cố định cửa chắc chắn, tạo sự tiện lợi khi đóng – mở.
Yêu cầu khi thi công nhà xưởng
Cửa ra vào có độ cao tối đa 2.4m, các cánh cửa có thể đóng mở dễ dàng.

Yêu cầu về kinh phí thi công nhà xưởng công nghiệp:

  • Cần thiết lập bảng dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng chính xác, hợp lý để tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • Chi phí xây dựng nhà xưởng có thể biến động tuỳ theo từng thời điểm. Do đó, cần lập 1 bảng kinh phí dự trù để đề phòng các trường hợp phát sinh.
  • Tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng cần dựa trên các dữ liệu thực tế như: điều kiện thi công, giao thông, vật liệu,…

Xem thêm: Đơn Giá Nhân Công Xây Dựng Nhà Xưởng Thép Tiền Chế 2023

Đơn vị thi công nhà xưởng chuyên nghiệp, uy tín

Vật Tư Minh Anh là một trong những đơn vị thi công nhà xưởng uy tín, chuyên nghiệp. Là nhà thầu xây dựng trọn gói, chúng tôi tự tin có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Đến với đơn vị Vật Tư Minh Anh, quý khách còn có thể yên tâm bởi:

  • Hỗ trợ tư vấn, thiết kế kết cấu nhà xưởng phù hợp nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Cam kết chất lượng công trình, đảm bảo độ bền và giá trị về mặt thẩm mỹ.
  • Đội ngũ kỹ sư xây dựng dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo khả năng thi công nhà xưởng đạt chuẩn kỹ thuật.
  • Hỗ trợ giám sát, quản lý chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công nhà xưởng.
  • Dịch vụ trọn gói, hạn chế phát sinh chi phí, tiết kiệm ngân sách đầu tư cho khách hàng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin chi tiết về kết cấu nhà xưởng. Quý khách cần được tư vấn, báo giá, thi công nhà xưởng tiền chế,… hãy liên hệ ngay với Vật Tư Minh Anh để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Vật Tư Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

Thi Công Nhà Xưởng Tiền Chế 500, 600, 700, 800, 900 Triệu

Đơn Giá Thiết Kế Nhà Xưởng Tiền Chế Chuẩn Cập Nhật 2023

[Chia Sẻ] Thủ Tục Xây Dựng Nhà Xưởng Trong Khu Công Nghiệp

Cùng chuyên mục

07/01/2023
Nhu cầu làm nhà tiền chế tại Cần Thơ ngày càng cao nên có rất nhiều người đang tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín. Hiện nay Vật Tư Minh Anh là nhà thầu thi công nhà...
17/03/2023
Kết cấu khung thép chịu lực nhà tiền chế là gì? Gồm những bộ phận nào?,... Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu thi công nhà khung thép. Trong bài viết...
16/09/2022
Nhu cầu xây dựng nhà xưởng tiền chế luôn tăng cao, cần có những đơn vị uy tín thực hiện để cho ra công trình chất lượng như mong đợi. Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ cung...
03/02/2023
Xây nhà tiền chế có cần làm móng hay không là điều mà rất nhiều người khi tìm hiểu về loại công trình này rất quan tâm. Để được giải đáp thắc mắc này và biết thêm những thông...
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline Chat Zalo