Ngày đăng:28/10/2022 -Cập nhật lúc:
9:55 sáng ,02/04/2024
5/5 - (101 bình chọn)
5/5 - (101 bình chọn)
Khi lên sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may hợp lý sẽ giúp mang đến năng suất hoạt động tốt nhất cho nhà xưởng cũng như đảm bảo an toàn khi lao động. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may đúng chuẩn để bạn tham khảo. Đừng quên liên hệ ngay với Vật Tư Minh Anh nếu bạn có nhu cầu thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế chất lượng với giá tốt nhất nhé.
Khách hàng cần tư vấn, sử dụng dịch vụ thiết kế, thi công nhà xưởng tiền chế xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tìm hiểu về sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may
Sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng may là thiết kế dạng sơ đồ thể hiện vị trí, cách lắp đặt các thiết bị, máy móc, phương tiện sản xuất cho nhà xưởng. Khi lên sơ đồ sẽ giúp việc thi công hoàn thiện nhà xưởng được diễn ra thuận tiện hơn. Bố trí sơ đồ hợp lý sẽ cho năng suất hoạt động của nhà xưởng tốt nhất và đảm bảo an toàn khi lao động.
Khi thiết kế sơ đồ bố trí mặt bằng thì sẽ thể hiện với bản vẽ thu nhỏ theo tỉ lệ 1:100 hoặc 1:50. Những ký hiệu trên bản vẽ sẽ có quy ước riêng và được ghi chú rõ ràng các thông tin để khi nhìn vào có thể đọc hiểu và lắp đặt bố trí công trình đúng yêu cầu.
Nguyên tắc, yêu cầu khi lên sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may
Khi thiết kế sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may thì cần chú ý đến các nguyên tắc sau đây:
Khi bố trí sơ đồ phải tính toán để đường di chuyển của bán thành phẩm ngắn nhất, rút ngắn được thời gian di chuyển các dây chuyền để hoàn thiện sản phẩm trong thời gian nhanh nhất.
Lên bố trí sơ đồ có tính ứng dụng thực tế với thiết kế, diện tích của nhà xưởng nhằm tận dụng tối đa không gian. Đồng thời đảm bảo vừa tiết kiệm được máy móc và nhân công, mang đến hiệu quả cao khi nhà xưởng hoạt động.
Người thiết kế sơ đồ phải nắm rõ các thông số kỹ thuật, kích thước và cấu tạo nhà xưởng. Khi thiết kế cần căn cứ trên quy trình công nghệ sử dụng để bố trí máy móc, vị trí làm việc phù hợp. Từ đó giúp cho công tác sản xuất được diễn ra đúng quy trình, liền mạch và mang hiệu quả tốt nhất.
Trong khi lên sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng thì cần phải chú ý đến các yếu tố về độ thông thoáng, khả năng chiếu sáng và công tác vận chuyển,…
Bố trí các vị trí sản xuất không nên quá xa nhau và nên có thêm các bàn để bán thành phẩm, bàn để thành phẩm, bàn kiểm tra,… khi làm sơ đồ bố trí mặt bằng dây chuyền may.
Phải có ký hiệu riêng cho từng vị trí và đánh số thứ tự rõ ràng theo bảng quy trình sản xuất của xưởng may. Thực hiện ghi chú các ký hiệu ở cuối góc của bảng vẽ, nếu rõ số lượng máy lắp đặt, số công nhân đứng máy,…
Cần dự trù diện tích để bố trí thêm máy dự trữ nếu có nhu cầu thay đổi mẫu may, kiểu may mới.
Khi lên sơ đồ bố trí cần có sự đảm bảo về tính an toàn cho nhà xưởng. Phải có những giải pháp, thiết bị hỗ trợ phòng cháy chữa cháy, chống nóng, chống ồn, chống rung,… Nhằm tạo ra một môi trường an toàn, giúp người lao động yên tâm khi làm việc.
Phải kiểm tra thật kỹ thiết kế sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng may rồi mới tiến hành lắp đặt theo đúng quy trình.
Những điều cần biết khi làm sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may
Khi lên sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may thì cần xem xét các yếu tố dưới đây để có thể lên ý tưởng thiết kế sơ đồ phù hợp với từng công trình.
Máy móc sử dụng (Có đầy đủ các thông số về kích thước, trọng lượng, loại máy, số lượng máy)
Số lượng nhân công, nhân viên làm việc trong xưởng may.
Cửa ra vào nhà xưởng (Vị trí cửa, kích thước, chiều rộng, số lượng)
Vị trí đặt văn phòng điều hành và quản lý nhà xưởng.
Nhà kho (Loại nhà kho, vị trí, diện tích).
Diện tích của mỗi khu vực sản xuất.
Nhà vệ sinh, phòng để đồ, phòng thay quần áo, khu nhà ăn tập trung,…
Với những xưởng may sử dụng nhân công để di chuyển bán thành phẩm may ở công đoạn này qua công đoạn khác thì việc lắp đặt các vị trí của thiết bị may không theo quy trình cũng không ảnh hưởng nhiều đến dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, nếu sử dụng dây chuyền may tự động hóa thì bắt buộc phải lắp đặt theo đúng quy trình để tạo ra sản phẩm.
Để có thể sở hữu một công trình nhà xưởng may đạt tiêu chuẩn, lên sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may phù hợp thì khi thiết kế cần chú ý các tiêu chí sau:
Sơ đồ bố trí cần căn cứ trên loại công nghệ, máy móc sử dụng và các kế hoạch phát triển của chủ đầu tư. Đảm bảo nếu có sự thay đổi về sau thì cũng không cần phải đập bỏ, phá dỡ bất kỳ một phân khu nào trong dây chuyền.
Cần có sự am hiểu về vật tư để chọn được loại vật liệu phù hợp với đặc điểm hoạt động của nhà xưởng may.
Nên lên nhiều sơ đồ bố trí để có thể chọn được phương án hợp lý nhất.
Khi thiết kế sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may cũng cần đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn thiết kế quốc tế: AWS D1.1 Edition 2006, AISC. 2005 – American Institute of Steel Constructions, MBMA. 2002. – Metal Building System Manu, Quality Manual.
Tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam: TCXDVN 338:2005. Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 3223:1994, TCVN 1916:1995.
Một số các thí nghiệm kiểm tra được thực hiện như: TPI: Third Party Inspection, NDT: Non-Destructive Testing, MPI: Magnetic Particle Inspection
* Chú ý: Các tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian nên luôn cập nhật các tiêu chuẩn mới nhất để công trình nhà xưởng may được thực hiện đúng yêu cầu, đảm bảo tiến độ, không bị gián đoạn khi cơ quan chức năng kiểm tra.
Cơ cấu xây dựng nhà xưởng may
Nhà xưởng may nên xây dựng theo kiểu nhà xưởng tiền chế để tiết kiệm chi phí, tối ưu không gian sử dụng, đảm bảo chất lượng công trình, hiệu suất hoạt động. Có thể chọn loại nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng tùy theo diện tích xây dựng, quy mô nhà xưởng.
Khi xây nhà xưởng may nhiều tầng thì cần có các thiết kế nhà xưởng về cầu thang di chuyển, thang máy, hành lang và cột nhà,… Đảm bảo tính vững chắc của công trình và tuân thủ các quy định xây dựng.
Chiều cao nhà xưởng: Chiều cao thông thủy: 7-10m
Cột nhà: Tùy theo thiết kế công trình, độ lớn nhỏ phụ thuộc vào số tầng.
Cầu thang: Tùy vào số tầng xây dựng.
Sàn: Cần thi công bằng phẳng, tính toán kỹ lưỡng tải trọng chịu được tối đa khi bố trí các máy móc.
Ánh sáng: Hệ thống cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên và hệ thống đèn chiếu sáng cần bố trí sao cho phù hợp.
Lối đi: Lối đi, lối di chuyển qua các dây chuyền sản xuất nên bố trí sao cho thông thoáng, nên thẳng để rút ngắn thời gian di chuyển.
Hệ thống thông gió: Nóc thông gió hoặc lắp đặt máy điều hòa, quạt thông gió,…
Thống kê các vị trí của dây chuyền sản xuất: Phân rõ từng khu vực hoạt động, số lượng dây chuyền, loại máy sử dụng, vị trí nhân công,…
Sắp xếp các vị trí vào mặt bằng theo tỉ lệ: 1:100 hoặc 1:50
Tính toán chính xác các thông số về chiều dài, chiều rộng và diện tích cần dùng của dây chuyền nhà máy may.
Bố trí xưởng may:
Thể hiện tổng quan các dây chuyền sản xuất và các khu vực khác như: phòng giám sát, phòng ăn, nhà vệ sinh, phòng thay đồ,… Cần tính được số lượng phòng phải bố trí, kích thước của từng vị trí, khoảng cách lối đi,…
Sắp xếp các vị trí vào mặt bằng theo tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50.
Tính toán chính xác các thông số về chiều dài, chiều rộng và diện tích cần dùng của toàn bộ xưởng may.
Tính toán các số liệu xưởng may:
Để sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may được hoàn chỉnh và ứng dụng vào thực tế chính xác nhất thì cần tính toán kỹ các số liệu kích thước chiếm chỗ của các thiết bị, máy móc, đồ dùng,… đặt trong nhà xưởng. Có thể tham khảo kích thước dưới đây:
Kích thước máy may bằng 1 kim, máy may 2 kim, máy đính bọ, máy đính nút,…: 1200mm x 600mm
Kích thước máy vắt sổ, máy thùa khuy, bàn để ủi,…: 1200mm x 700mm
Kích thước bàn đặt bán thành phẩm, bàn cắt chỉ, bàn kiểm tra sản phẩm đặt tại đầu và cuối của dây chuyền: 3200mm x 1500mm.
Kích thước thùng để bán thành phẩm, kích thước ghế ngồi (dạng băng dài): 1000mm x 350mm.
Kích thước bàn để bán sản phẩm tại mỗi vị trí: 600mm x 600mm.
Kích thước máy ép keo lớn JFS: 3330mm x 1300 mm.
Kích thước máy ép keo nhỏ: 3330mm x 1300mm.
Kích thước máy lộn cổ ép nhiệt: 1200mm x 600mm.
Kích thước máy mổ túi tự động: 1500mm x 1100mm.
Kích thước bàn tự trôi: Chiều rộng của bàn được tính dựa trên kích thước lối đi, khoảng cách giữa các máy, các dây chuyền để có kích thước phù hợp: 1000mm.
Kích thước lối đi giữa xưởng may: 2500mm.
Kích thước lối đi ở hai đầu và hai bên dây chuyền: 1500mm.
Kích thước lối đi giữa hai dãy máy trong dây chuyền: Từ 600mm – 800mm.
Khoảng cách vị trí giữa tường và máy móc: 2300mm.
Kích thước phòng quản đốc phân xưởng, phòng nhân viên: 5000mm x 2500mm = 12.5m2.
Kích thước phòng để thành phẩm: 4000mm x 2500mm = 10m2.
Khoảng cách giữa các vị trí sản xuất với nhau theo tiêu chuẩn: 1500mm
Thực hiện bố trí các vị trí sản xuất trên sơ đồ:
Bố trí vị trí sản xuất, lối đi, các khoảng trống với tỉ lệ thu nhỏ cùng mức, thường là 1:50 hoặc 1:100.
Bố trí vị trí sản xuất vào mặt bằng có sẵn hoặc là mặt bằng mới để tạo thành sơ đồ mặt bằng.
Vẽ thêm các vị trí như: cửa ra vào, cột nhà, cầu thang, phòng quản lý, nhà vệ sinh, bếp ăn, phòng ăn,…
Vẽ các mũi tên để thể hiện hướng di chuyển của bán thành phẩm khi sản xuất. Ghi chú hoặc ghi ký hiệu để thể hiện chính xác các vị trí, kích thước của các vị trí sử dụng.
Tính toán chính xác chiều dài, chiều rộng của sơ đồ mặt bằng.
Địa chỉ nhận thiết kế, thi công, bố trí nhà xưởng tiền chế uy tín
Nếu bạn muốn sở hữu một công trình nhà xưởng may chất lượng, đáp ứng đúng yêu cầu khi sử dụng thì hãy đến ngay với Vật Tư Minh Anh nhé. Chúng tôi là đơn vị nhận thi công nhà xưởng tiền chế trọn gói. Khi đến với chúng tôi, quý khách sẽ được sở hữu một công trình hoàn thiện, đúng yêu cầu để vận hành xưởng may tốt nhất.
Chúng tôi là nhà thầu chuyên thiết kế và thi công nhà xưởng tiền chế uy tín. Rất nhiều công trình đã được chúng tôi thực hiện với chất lượng tốt, nhận được đánh giá cao từ phía chủ đầu tư.
Việc thiết kế và thi công luôn ứng dụng những giải pháp, công nghệ mới nhất nên công trình được hoàn thành tối ưu nhất.
Báo giá được chúng tôi đưa ra cực kỳ hợp lý, có tính cạnh tranh rất mạnh trên thị trường. Đảm bảo mức giá phù hợp nhất với kinh phí cho phép của khách hàng.
Đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, luôn không ngừng tiếp thu những kiến thức xây dựng mới.
Chúng tôi thực hiện mọi hoạt động đúng theo yêu cầu đã ký kết với nhà đầu tư. Sử dụng vật liệu tốt, thi công đúng tiến độ, nghiệm thu công trình kỹ lưỡng mới bàn giao lại.
Đội ngũ quản lý thực hiện công việc giám sát trước và sau khi thi công công trình kỹ lưỡng. Mỗi công trình hoàn thành sẽ được cung cấp đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hành, bảo trì.
Bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm các thông tin cần biết khi lên sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may. Khi cần tư vấn thêm, quý khách có thể gọi đến số Hotline của Vật Tư Minh Anh để được hỗ trợ nhanh nhất.
Minh Nguyễn hiện là Co Founder của Vật Tư Minh Anh. Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư quảng cáo chuyên về : tấm poly, tấm mica, tấm alu, tấm cemboard, tấm nhựa ốp tường, tấm inox, tấm foam, tấm nhôm, tấm ốp tường, tấm xốp dán tường, tấm nhựa (PVC), làm mái che, thi công mái tôn, mái che lấy sáng, tấm cách nhiệt, tấm panel, tấm lợp nhựa…. Minh Nguyễn hiện đang quản lý cho website vattuminhanh.vn và thực hiện tư vấn cũng như viết các nội dung chuyên ngành cho website vattuminhanh.vn .
Nhà thép tiền chế là một trong những loại hình xây dựng rất được ưa chuộng ở Bến Tre. Công trình này sở hữu độ bền vượt trội, dễ thi công, lắp đặt, đảm bảo thời gian hoàn thành...
Nhu cầu làm nhà tiền chế tại Cần Thơ ngày càng cao nên có rất nhiều người đang tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín. Hiện nay Vật Tư Minh Anh là nhà thầu thi công nhà...
Vật Tư Minh Anh luôn là một trong những công ty xây dựng nhà thép tiền chế uy tín, chuẩn quy trình hàng đầu trên thị trường hiện nay. Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm...
Quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp như thế nào là điều mà rất nhiều người quan tâm. Hôm nay, Vật Tư Minh Anh sẽ giới thiệu cho bạn quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp đúng...