Thi công mái tôn nhà xưởng có ưu điểm gì? Những loại mái tôn nào được dùng để làm mái tôn nhà xưởng? Quy trình lợp mái tôn nhà xưởng gồm bao nhiêu giai đoạn? Giá thi công mái tôn bao nhiêu và nên lựa chọn đơn vị thi công nào uy tín, chất lượng tại TP HCM? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Vật Tư Minh Anh để giải đáp được tất cả những thắc mắc này.
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt và thi công mái tôn nhà xưởng đừng ngần ngại liên hệ ngay với Vật Tư Minh Anh theo thông tin sau:
55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: vattuminhanh@gmail.com
Hotline, Zalo: 0988.623.839
Mái tôn được xem như một giải pháp kiến trúc tối ưu cho nhà xưởng bởi những lý do sau:
Dưới đây là bảng giá thi công mái tôn nhà xưởng tại Vật Tư Minh Anh mà bạn có thể tham khảo. Phụ thuộc vào từng loại vật liệu, đặc điểm của công trình hay thời điểm thi công mà mức giá sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Vì vậy để biết được giá chính xác và chi tiết nhất quý khách vui lòng liên hệ với Vật Tư Minh Anh thông qua Hotline 0988.623.839 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Báo giá thi công làm mái tôn tại Vật Tư Minh Anh
1/ Tôn Việt Nhật
2/ Tôn Hoa Sen
3/ Tôn Đông Á
Lưu ý:
Tùy vào từng đặc điểm, yêu cầu của công trình, điều kiện kinh tế mà người dùng có thể lựa chọn loại mái tôn nhà xưởng phù hợp. Dưới đây là tổng hợp 4 loại mái tôn phổ biến thường được sử dụng nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo.
Tôn lạnh có chứa một hàm lượng lớn của nhôm và sắt nên có khả năng chống ăn mòn vượt trội. Loại tôn này có thể hạn chế được tối đa các tia nắng từ mặt trời và lượng nhiệt truyền qua nhà xưởng để giữ cho không gian được mát mẻ và thoáng đãng. Được biết so với những sản phẩm cùng loại thì làm mái tôn lạnh có thời gian sử dụng cao gấp 4 lần.
Được cấu tạo bởi ba lớp với khả năng ngăn cản được nhiệt từ mặt trời. Sản phẩm này còn có thể hạn chế được nguy cơ, rủi ro hỏa hoạn và giữ tính thẩm mỹ cho nhà xưởng.
Loại tôn này được sản xuất với rất nhiều những màu sắc khác nhau, chia thành nhiều loại nhỏ như tôn 5 sóng, 9 sóng hay 11 sóng,… giúp cho thiết kế của nhà xưởng trở nên đẹp và độc đáo hơn. Tuy nhiên tôn cán sóng lại có nhược điểm là vì không được lót các lớp xốp hay PU như tôn mát nên chỉ phù hợp ở những môi trường có điều kiện thời tiết mát mẻ.
Tôn giả ngói có ưu điểm là giúp cho phần khung sườn của mái, cột và móng giảm được lượng tải trọng tác động lên nhà xưởng. Với sự phong phú về kiểu dáng, màu sắc mà đây cũng là loại tôn được nhiều người yêu thích khi thi công mái tôn nhà xưởng.
Trong quá trình thi công mái tôn nhà xưởng, để đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mỹ thì bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thi công
Trước khi làm mái tôn nhà xưởng thì bạn cần tính toán, đo lường được kiểu tôn, màu sắc và những dụng cụ cần thiết để hỗ trợ cho việc thi công như xà gồ, máng xối, úp viền, các loại mũi khoan,…
Bước 2: Tiến hành thi công xà gồ hệ khung mái
Dựa vào bảng vẽ thiết kế nhà xưởng chi tiết mà việc thi công xà gồ hệ khung mái có thể tiến hành đơn giản mà không quá khó khăn. Tuy nhiên người thợ thi công cần phải chú ý đến việc tính toán cẩn thận khoảng cách và độ dày của xà gồ, độ dốc mái,… Độ dốc mái theo tiêu chuẩn là lớn hơn hoặc bằng 15% để khi trời mưa thì nước có thể tự thoát dễ dàng.
Bước 3: Lắp đặt các viền bao quanh mái
Sử dụng đinh đóng mái thường là đinh từ 5 – 7 cm nhằm cố định phần diềm mái và mái hắt bao quanh cho toàn bộ diện tích mái thi công. Nếu nhà xưởng có máng nước thì các viền cần được đặt chồng lên nhau trên các cánh của mái tôn. Viền bao quanh nên được lắp đặt cẩn thận và chính xác để mái tôn nhà xưởng tăng thêm độ vững chắc.
Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp mái tôn nhà xưởng
Các tấm mái tôn nhà xưởng nên được lắp đặt theo thứ tự từ phần đỉnh cao nhất rồi xuống dần đến mép mái. Cần lưu ý tấm lợp đầu tiên cần đặt ra nhô ra khỏi mái ít nhất là 3/4 inch. Đối với những tấm tiếp theo thì gối lên nhau tối thiểu là 1 inch.
Để bịt kín các khoảng nối giữa của mái tôn thì bạn có thể sử dụng các loại keo silicone sẽ giúp các điểm nối siết chặt hơn và không gây dột cho nhà xưởng.
Bước 5: Lắp đặt tấm che khe nối
Tấm che khe nối thường sẽ được lắp đặt tại những điểm nối của mái tôn nhà xưởng nhằm che đi các vết nối, hạn chế bụi bẩn và ngăn chặn nước mưa. Phần tấm che này phụ thuộc vào đặc điểm của nóc mà có thể sẽ được uốn cong chữ V. Tùy theo độ rộng của máng tấm che khe nối mà sẽ quyết định được nên dùng 1 hay 2 hàng đinh
Bước 6: Hoàn thành quy trình lợp mái tôn nhà xưởng, vệ sinh và nghiệm thu
Để hạn chế được những sai sót khi thi công thì thợ thi công sau khi lợp mái tôn nhà xưởng cần kiểm tra lại tổng thể phần mái, cả bên trong lẫn bên ngoài. Đồng thời những mảnh lợp hoặc đinh vít có thể còn thừa lại cũng cần được dọn dẹp sạch để đảm bảo độ bền và tránh hư hại sau này.
Với nhiều năm kinh nghiệm, Vật Tư Minh Anh là địa chỉ được khách hàng tin tưởng và lựa chọn là đơn vị chuyên thi công và làm mái tôn nhà xưởng cho các công trình lớn nhỏ tại TP HCM bởi:
Để được tư vấn, báo giá chính xác, giao hàng và thi công nhanh chóng thì quý khách hàng có thể liên hệ với công ty chúng tôi qua những hình thức sau:
Thông tin liên hệ:
Vật Tư Minh Anh
Xem thêm:
Làm Mái Hiên Bằng Tôn Đẹp Chuyên Nghiệp Giá Rẻ Tại TPHCM