Cách Tính Khối Tích Nhà Xưởng Tiền Chế Chính Xác Nhất

5/5 - (100 bình chọn)

Khi thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế, việc tính được khối tích sẽ là cơ sở để thiết lập lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, làm mát nhà xưởng, phương án phòng cháy chữa cháy,… cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho bạn cách tính khối tích nhà xưởng tiền chế chính xác nhất. Đừng quên đến ngay với Vật Tư Minh Anh nếu bạn muốn sở hữu một công trình nhà xưởng tiền chế chất lượng, giá tốt nhé.

Khách hàng cần tư vấn, thi công nhà xưởng tiền chế chuyên nghiệp xin vui lòng liên hệ:

Hotline, Zalo0988623839

Địa chỉ: 55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Khối tích nhà xưởng là gì?

Khối tích nhà xưởng tiền chế được hiểu là toàn bộ khối tích của các hạng mục được xây dựng trong nhà xưởng. Để tính toán khối tích nhà xưởng sẽ thực hiện:

  • Tính khối tích nhà xưởng từ các mặt giới hạn ở phía ngoài
  • Tính khối tích thực nhà xưởng từ các mặt giới hạn phía trong.
  • Tính khối tích tổng nhà xưởng hoặc các phần của nhà xưởng được bao quanh mọi phía.
  • Tính khối tích tồng nhà xưởng hoặc các phần trong nhà xưởng không được bao quanh mọi phía nhưng đã được che phủ.
  • Tính khối tích tổng nhà xưởng đã được bao quanh bộ phận nhưng không được che phủ
  • Tính khối tích thực
Tính khối tích nhà xưởng để có thể đưa ra những phương án hỗ trợ hoàn thiện nhà xưởng tốt nhất
Tính khối tích nhà xưởng để có thể đưa ra những phương án hỗ trợ hoàn thiện nhà xưởng tốt nhất

Đơn vị tính khối tích là m3 và được lấy đến 2 chữ số thập phân. Để tính khối tích nhà xưởng sẽ cần xác định diện tích các bề mặt và chiều cao phía trên của các bề mặt này. Trường hợp nhà xưởng hoặc các phần trong nhà xưởng bị giới hạn các mặt không theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang thì khối tích nhà xưởng sẽ được tính toán theo từng công thức riêng.

Cách tính diện tích nhà xưởng tiền chế – diện tích bề mặt

Diện tích bề mặt được tính theo nguyên tắc sau: Diện tích bề mặt thẳng đứng và nằm ngang được tính theo kích thước thực tế của nhà xưởng. Các bề mặt nghiêng sẽ được đo trên các hình chiếu theo chiều thẳng đứng trên bề mặt phẳng nằm ngang ảo. Đơn vị tính diện tích bề mặt là m2, lấy đến hai chữ số thập phân. Diện tích bề mặt sẽ được tính bao gồm:

1. Tính diện tích được che phủ

Là diện tích phần mặt đất bị chiếm chỗ để xây dựng nhà xưởng khi đã hoàn thiện. Xác định diện tích này dựa trên chiều thẳng đứng của các kích thước phủ bì của nhà xưởng lên mặt đất.

Không tính các phần sau vào diện tích được che phủ:

  • Các kết cấu xây dựng hoặc bộ phận kết cấu không nằm trên mặt đất.
  • Các bộ phận phụ của công trình như thang bộ bên ngoài, mái đua, mái treo, đèn đường,…
  • Các diện tích chiếm chỗ của thiết bị ngoài trời như: nhà kính, nhà bảo quản, nhà phụ,…
Diện tích bao phủ nhà xưởng là diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình
Diện tích bao phủ nhà xưởng là diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình

2. Tính tổng diện tích sàn

Là tổng diện tích sàn của các tầng trong nhà xưởng. Nó bao gồm các tầng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới mặt đất, các tầng trên mặt đất, tầng áp mái, sân thượng, sàn kỹ thuật, sàn làm kho chứa,…

Cần phân biệt tổng diện tích sàn với:

  • Các diện tích sàn bao quanh và che phủ ở tất cả các phía
  • Diện tích sàn không được bao quanh ở tất cả các phía tới hết chiều đứng như đã được che phủ bên trên (ví dụ: ban công kín)
  • Diện tích sàn được bao quanh bởi các bộ phận khác của công trình nhưng không được bao ở phía trên

Tính tổng diện tích sàn ở mỗi độ cao bằng cách tính kích thước phủ bì của các bộ phận bao quanh sàn tại mỗi tầng. Bao gồm cả những phần đã hoàn thiện, lớp ốp chân tường và tường đón mái.

Mỗi một tầng, khu vực riêng trong nhà xưởng tiền chế đều cần tính diện tích sàn
Mỗi một tầng, khu vực riêng trong nhà xưởng tiền chế đều cần tính diện tích sàn

Không xác định diện tích sàn thực cho các không gian:

  • Khu vực trống ở giữa mặt đất với mép ngoài của công trình (ví dụ: bờ hè).
  • Khu vực trống ở bên trong của các mái thông gió.
  • Khu vực không dùng để giao thông đi lại mà dùng riêng cho mục đích bảo trì.

Trong trường hợp tỉ lệ các diện tích sàn khác nhau thì có thể tách riêng để đánh giá, so sánh và tính toán cho từng loại khối tích. Tổng diện tích sàn sẽ là tổng diện tích sàn thực với diện tích do kết cấu công trình tạo thành.

Xem thêm: Thi Công Nhà Xưởng Khung Thép Mái Tôn Đúng Chuẩn Uy Tín

3. Tính diện tích sàn thông thủy

Diện tích sàn thông thủy sẽ được tính theo tổng diện tích sàn trừ đi phần diện tích các tường bao ngoài chiếm chỗ. Mỗi tầng, mỗi khu vực sẽ tính diện tích sàn thông thủy riêng. Tính diện tích sàn thông thủy bằng cách lấy tổng diện tích sàn trừ đi tổng diện tích chiếm chỗ của tường bao ngoài.

Diện tích sàn thông thủy không tính phần diện tích tường bao quanh chiếm chỗ
Diện tích sàn thông thủy không tính phần diện tích tường bao quanh chiếm chỗ

4. Tính diện tích sàn thực

Diện tích sàn thực là diện tích của sàn nằm bên trong, được bao quanh bởi các kết cấu. Mỗi độ cao sàn sẽ tính diện tích sàn thực riêng. Tính diện tích sàn thực dựa trên kích thước cụ thể của tòa nhà đã hoàn thiện ở độ cao sàn (trừ gờ chân tường, ngưỡng cửa.

Diện tích sàn thực sẽ tính luôn phần diện tích của các cấu kiện tháo lắp được như: vách ngăn, đường ống, đường dẫn. Nó không bao gồm diện tích sàn bị chiếm chỗ do các cấu kiện hay hộc cửa đi, cửa sổ, hộc để lắp các bộ phận bao quanh.

Diện tích sàn thực là diện tích sàn nằm bên trong
Diện tích sàn thực là diện tích sàn nằm bên trong

Diện tích sàn thực sẽ được chia thành 3 loại:

  • Diện tích sàn sử dụng
  • Diện tích sàn kỹ thuật
  • Diện tích lưu thông

5. Tính diện tích kết cấu

Diện tích kết cấu chính là diện tích nằm bên trong tổng diện tích sàn của bộ phận bao quanh nhưng không tính diện tích các trụ, cột, vòm, ống khói, vách ngăn,… Nó được xác định riêng cho từng độ cao của sàn và được tính toán dựa trên kích thước nhà xưởng đã hoàn thiện độ cao sàn (trừ chân tường, gờ cột, ngưỡng cửa,…)

Tính diện tích kết cấu sẽ gộp luôn các phần diện tích sàn hốc cửa đi và các hốc để lắp các bộ phận bao quanh sàn. Ngoài ra, có thể tính diện tích kết cấu bằng cách lấy tổng diện tích sàn trừ đi diện tích sàn thực.

6. Tính diện tích sử dụng

Diện tích sử dụng sẽ bao gồm phần diện tích sàn thực dùng riêng cho các mục đích cụ thể trong nhà xưởng. Mỗi độ cao sàn sẽ được tính diện tích sử dụng riêng. Thường sẽ phân loại dựa trên mục đích và chức năng thành diện tích sử dụng chính và diện tích sử dụng phụ.

Diện tích sử dụng là diện tích dùng cho từng mục đích cụ thể trong nhà xưởng
Diện tích sử dụng là diện tích dùng cho từng mục đích cụ thể trong nhà xưởng

7. Tính diện tích dịch vụ kỹ thuật

Diện tích kỹ thuật chính là phần diện tích sàn được sử dụng để lắp đặt máy móc, thiết bị dùng trong nhà xưởng.

Ví dụ:

  • Các máy móc dùng trong dây chuyền sản xuất
  • Các thiết bị, hệ thống đường ống thoát nước thải
  • Hệ thống nguồn cấp nước
  • Hệ thống cấp điện
  • Hệ thống thông gió
  • Hệ thống điều hòa, máy làm lạnh
  • Thang máy, thang cuốn, băng tải,…

Mỗi độ cao sàn sẽ xác định diện tích dịch vụ kỹ thuật riêng.

8. Tính diện tích giao thông

Diện tích giao thông được xác định là phần diện tích có chức năng thực hiện lưu thông đi lại, vận chuyển trong nhà xưởng (ví dụ: diện tích cầu thang bộ, diện tích hành lang, cầu thang cuốn,…). Mỗi độ cao sàn sẽ tính diện tích giao thông riêng.

Diện tích giao thông là phần diện tích dùng để lưu thông qua lại
Diện tích giao thông là phần diện tích dùng để lưu thông qua lại

9. Tính diện tích bao che của nhà xưởng

Diện tích bao che nhà xưởng công nghiệp sẽ là toàn bộ diện tích của nhà xưởng được bao quanh, che phủ từ mọi phía. Nó sẽ bao gồm cả những phần ở bên trên và bên dưới mặt đất. Phân biệt các diện tích bao che sẽ được thực hiện theo thứ tự:

  • Diện tích móng
  • Diện tích tường ngoài ở dưới mặt đất
  • Diện tích tường ngoài ở trên mặt đất
  • Diện tích mái

Những khu vực sau sẽ không được tính vào diện tích bao che:

  • Những khu vực trong nhà xưởng nằm ở dưới cao độ sàn tầng trệt (ví dụ: các phần bên trong móng)
  • Những chỗ lõm vào hoặc nhô ra do mục đích thẩm mỹ.
  • Các cầu thang bộ bên ngoài nhà xưởng
  • Mái che, mái treo đường dốc ngoài, tấm chắn nắng ngang, hệ thống ống dẫn khói,…

Tính khối tích nhà xưởng tiền chế

Cách tính khối tích nhà xưởng tiền chế như sau:

1. Tính khối tích tổng của nhà xưởng hoặc các phần của nhà xưởng được bao quanh, che phủ bên trên ở mọi phía

Là tích số của tổng diện tích sàn và chiều cao. Cách tính chiều cao như sau:

  • Tầng dưới mặt đất: Tính từ khoảng cách giữa dạ dưới kết cấu đỡ sàn đến mặt sàn tầng bên trên. Không tính móng, các lớp của lõi cứng,…
  • Các tầng trên mặt đất: Tính từ khoảng cách giữa bề mặt sàn đến trần (mặt sàn tầng trên).
  • Các tầng mà trần cũng là mặt ngoài hoặc mặt của mái (ví dụ: tầng bên dưới sàn, tầng áp mái,…): Tính từ khoảng cách từ bề mặt của sàn đến bề mặt của mái hoặc sân thượng.
  • Tầng mà mặt dưới cũng là mặt ngoài – tầng trên của của tầng trống: Tính từ khoảng cách giữa mặt dưới với mặt sàn của tầng trên.
Tính khối tích tổng của nhà xưởng tiền chế ở mọi kiểu thiết kế thi công
Tính khối tích tổng của nhà xưởng tiền chế ở mọi kiểu thiết kế thi công

2. Tính khối tích tổng nhà xưởng hoặc các phần trong nhà xưởng không được bao quanh mọi phía nhưng đã được che phủ

Là tích số của tổng tích sản và chiều cao tương ứng. Cách xác định chiều cao để tính như sau:

  • Diện tích nằm phía dưới mặt đất và đã được bao phủ bởi một tầng, bao quanh từ mọi phía (ví dụ: sảnh vào nhà xưởng hoặc nhà kho không có tầng hầm): Tính từ khoảng cách giữa dạ dưới của kết cấu đỡ sàn với mặt dưới sàn tầng trên. Không tính móng, các lớp của lõi cứng,…
  • Diện tích nằm giữa các tầng đã được bao quanh mọi phía (ví dụ: sảnh vào nhà xưởng có tầng hầm): Tính từ khoảng cách thật giữa mặt sàn với mặt phía dưới của tầng trên.
  • Diện tích nằm phía dưới một tầng, không được bao quanh ở các phía hoặc các tầng có phần trần là mặt bao quanh xưởng hoặc mái (ví dụ: hành lang ngoài, tầng hở trong khu để xe, tầng sân thượng xây mái che): Tính từ khoảng cách của mặt sàn với mặt mái hoặc trần.
  • Diện tích nằm dưới một tầng, các phía không được bao quanh, mặt dưới cùng là mặt bao công trình (ví dụ: hành lang ngoài tầng trệt): Tính từ khoảng cách của mặt phía dưới bao ngoài nhà xưởng với bộ phận che phủ ở bên trên.
  • Với nhà xưởng một tầng hoặc các khu vực khác trong nhà xưởng (sảnh nghỉ hở, hành lang dạng nhà cầu): Tính từ khoảng cách của dạ dưới kết cấu đỡ sàn với mặt mái. Không tính móng, các lớp của lõi cứng,…
Khối tích tổng nhà xưởng tiền chế cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo chính xác
Khối tích tổng nhà xưởng tiền chế cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo chính xác

3. Tính khối tích tổng nhà xưởng đã được bao quanh bộ phận nhưng không được che phủ

Là tích số của tổng diện tích sàn với chiều cao tương ứng. Cách xác định chiều cao như sau:

  • Diện tích nằm trên một tầng (ví dụ: tầng thượng): Tính từ khoảng cách của bề mặt tầng đó với mép trên của các bộ phận bao quanh.
  • Diện tích của các phần nhô ra: Tính chiều cao từ khoảng cách của mặt dưới phần nhô ra với mặt trên của các bộ phận bao quanh.

Xem thêm: Nhận Thi Công Nhà Xưởng Mái Vòm Chuyên Nghiệp Tại TPHCM

4. Khối tích thực

Khối tích thực sẽ là tích số của diện tích sàn thực với chiều cao được tính từ bề mặt sàn đến mặt dưới trần. Xác định khối tích thực theo thứ tự:

  • Khối tích thực của các tầng ở trên mặt đất
  • Khối tích thực của các tầng dưới mặt đất
  • Khối tích thực của các tầng không hoàn chỉnh
Tính khối tích tổng nhà xưởng sẽ cần dựa trên nhiều loại khối tích khác
Tính khối tích tổng nhà xưởng sẽ cần dựa trên nhiều loại khối tích khác

Các loại khối tích thực bao gồm:

  • Khối tích thực ở trên diện tích sàn thông thủy: Tính theo tích số diện tích sàn thông thủy với chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới trần. Mỗi độ cao sàn sẽ được xác định khối tích thực sàn thông thủy riêng.
  • Khối tích thực trên diện tích sử dụng: Tính theo tích số diện tích sử dụng với chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới trần. Mỗi độ cao sàn sẽ được xác định khối tích thực trên diện tích sử dụng riêng.
  • Khối tích thực trên diện tích phục vụ: Tính theo tích số diện tích phục vụ với chiều cao tương ứng. Chiều cao sẽ được tính từ khoảng cách giữa mặt sàn với mặt dưới của trần kế tiếp, không bị phụ thuộc vào vị trí của chúng trong công trình.
  • Khối tích thực phía trên diện tích giao thông: Tính từ tích số của diện tích giao thông với chiều cao tương ứng. Chiều cao được tính từ khoảng cách của mặt sàn với mặt dưới trần kế tiếp, không bị phụ thuộc vào vị trí của chúng trong công trình.

Xem thêm: Thi Công Nhà Khung Thép Tiền Chế Cao Tầng Đúng Chuẩn

Công thức tính khối tích nhà xưởng theo dạng khối

Tùy theo thiết kế mà mỗi nhà xưởng được xây dựng với các dạng khối khác nhau. Trong đó năm dạng khối phổ biến thường gặp là hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình chóp, hình nón và hình lăng trụ. Mỗi dạng khối sẽ có một công thức tính khối tích riêng như sau:

1. Kiểu nhà xưởng xây hình hộp chữ nhật

Kiểu nhà xưởng hình hộp chữ nhật được xây dựng rất nhiều hiện nay. Đây là kiểu xây với thiết kế 4 mặt tường, mặt sàn và mặt trần làm vuông góc với nhau.

Cách tính khối tích nhà xưởng hình hộp chữ nhật như sau:

V = w.l.h

Trong đó:

  • w là chiều rộng
  • l là chiều dài
  • h là chiều cao
Tùy theo từng kiểu xây dựng nhà xưởng tiền chế sẽ có công thức tính khối tích riêng
Tùy theo từng kiểu xây dựng nhà xưởng tiền chế sẽ có công thức tính khối tích riêng

2. Kiểu nhà xưởng xây hình trụ

Nhà xưởng xây hình trụ là kiểu nhà xưởng thiết kế phòng hình trụ với trần và sàn hình tròn, song song nhau. Phần tường thành được xây tạo thành một mặt cong, không có góc tường. Thực tế kiểu này chưa phổ biến nhiều trong thiết kế xây dựng nhà xưởng tiền chế nhưng bạn có thể tham khảo để biết cách tính khối tích khi cần.

Cách tích khối tích nhà xưởng hình trụ như sau:

V= R2 x h x 3.14

Trong đó:

  • R là bán kính sàn nhà
  • h là chiều cao phòng

3. Kiểu nhà xưởng xây hình nón

Nhà xưởng xây hình nón sẽ có thiết kế mặt sàn hình tròn và phần tường xung quanh dựng lên tạo thành đỉnh chóp nhọn như nón, chiếu thẳng xuống tâm của sàn nhà xưởng. Thông thường người ta sử dụng kiểu hình chóp để xây trên phần đỉnh của nhà xưởng nhằm tạo nên một kiến trúc độc đáo.

Cách tính khối tích nhà xưởng theo hình chóp như sau:

V = 1/3 x S x h

Trong đó:

  • S là diện tích mặt sàn, S = R2 x 3,14 (R là bán kính sàn)
  • h là chiều cao từ mặt sàn đến đỉnh của căn phòng hình chóp.

4. Kiểu nhà xưởng xây hình lăng trụ

Khu vực áp mái trong nhà xưởng thường được xây theo hình lăng trụ. Đây là kiểu 2 cạnh trường ốp vào nhau để tạo thành phần mái, hai cạnh còn lại  có hình dạng tam giác và song song với nhau.

Áp dụng đúng công thức sẽ đưa ra kết quả tính khối tích nhà xưởng chính xác nhất
Áp dụng đúng công thức sẽ đưa ra kết quả tính khối tích nhà xưởng chính xác nhất

Cách tính khối tích nhà xưởng theo hình lăng trụ như sau:

V = S x h

Trong đó:

  • S là diện tích của cạnh tường tam giác
  • h là độ dài sống mái

5. Kiểu nhà xưởng xây hình chóp

Kiểu nhà xưởng hình chóp là thiết kế phòng được làm sàn hình đa giác, thường là các cạnh đa giác đều. Mặt tường sẽ cùng với sàn tạo thành một góc nghiêng nhất định và giao nhau tại đỉnh chóp. Thiết kế này thường được áp dụng cho nhà xưởng tầng, thuộc tầng trên cùng của tòa nhà.

Cách tính khối tích nhà xưởng hình chóp có sàn đa giác đều như sau:

V = 1/3 x S x h

Trong đó:

  • S là diện tích sàn
  • h là chiều cao phòng

Cách tính khối tích nhà xưởng hình chóp có sàn hình chữ nhật như sau:

V = 1/3 x (w.l) x h

Trong đó:

  • w là chiều rộng phòng
  • l là chiều dài phòng
  • h là chiều cao phòng

Các yếu tố để tính khối tích nhà xưởng chính xác

Dưới đây là những yếu tố xác định cách tính khối tích nhà xưởng chính xác mà bạn cần biết:

1. Xác định thứ tự các loại khối tích tổng nhà xưởng tính từ giới hạn phía ngoài sẽ bao gồm:

  • Khối tích tổng của nhà xưởng hoặc các phần của nhà xưởng đã được bao che lại ở mọi phía.
  • Khối tích tổng của các khu bên trong nhà xưởng không được bao phủ theo suốt chiều cao từ mọi phía.
  • Khối tích tổng của nhà xưởng hoặc các phần của nhà xưởng đã được bao quanh bằng các chi tiết như: tường đón mái, vỉa tường, lan can nhưng chưa được che phủ.
Vật Tư Minh Anh nhận thi công nhà xưởng tiền chế trọn gói theo yêu cầu
Vật Tư Minh Anh nhận thi công nhà xưởng tiền chế trọn gói theo yêu cầu

2. Xác định thứ tự các khối tích thực nhà xưởng tính từ các mặt giới hạn phía trong bao gồm:

  • Khối tích thực phía trên diện tích sàn thực, bao gồm: Khối tích thực tất cả các tầng, khối tích thực các tầng bên dưới mặt đất, khối tích thực các tầng không hoàn chỉnh.
  • Khối tích thực ở phía trên diện tích của sàn thông thủy.
  • Khối tích thực ở phía trên diện tích sử dụng.
  • Khối tích thực ở phía trên diện tích phục vụ.
  • Khối tích thực ở phía trên diện tích giao thông

Diện tích các chỗ lõm và chỗ nhô ra trong nhà xưởng do mục đích kết cấu và thẩm mỹ (ví dụ: thang bên ngoài nhà xưởng, mái treo, tấm chắn nắng, hệ thống ống khói,…) các loại hình và một số thành phần thi công phụ khác sẽ không được tính vào khối tích thực.

Vật Tư Minh Anh thi công nhà xưởng tiền chế chuyên nghiệp, giá rẻ

Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ thi công nhà xưởng tiền chế chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại đến ngay với Vật Tư Minh Anh nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một công trình theo đúng yêu cầu với giá tốt nhất.

  • Vật Tư Minh Anh là nhà thầu xây dựng nhà thép tiền chế uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện thi công rất nhiều công trình, tất cả khi hoàn thiện đều đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, nhận được đánh giá cao từ khách hàng.
  • Với một quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch, chuyên nghiệp, chủ đầu tư cứ yên tâm khi lựa chọn chúng tôi để hợp tác. Chắc chắn mọi thỏa thuận sẽ được chúng tôi thực hiện theo.
  • Dịch vụ thi công nhà xưởng tiền chế trọn gói, hỗ trợ khách từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, tính toán xây dựng, xin giấy phép đến thi công hoàn thiện và bảo hành công trình.
  • Tất cả nhân viên của chúng tôi đều có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế. Từ nhân viên tư vấn, kiến trúc sư, kỹ sư sẽ hoàn thành công việc được giao để mang đến cho khách hàng công trình tiêu chuẩn.
  • Với vai trò vừa là nhà phân phối vật liệu, vừa là nhà thầu, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những vật liệu xây dựng tốt nhất và báo giá hợp lý nhất.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về cách tính khối tích nhà xưởng tiền chế để bạn tham khảo. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách có thể gọi đến số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Vật Tư Minh Anh

Hotline, Zalo0988623839

Địa chỉ: 55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Emailvattuminhanh@gmail.com

Website: vattuminhanh.vn

Chỉ Đường: https://maps.app.goo.gl/Jd4imJXNpcdxMgNo8

Xem thêm:

Xây Dựng Nhà Xưởng Tiền Chế Có Gác Lửng Đẹp Hiện Đại

Báo Giá Gia Công Kết Cấu Thép Nhà Xưởng Tiền Chế Chuẩn

Thi Công Nhà Xưởng Khung Thép Tiền Chế 5000, 6000 M2 Uy Tín

Cùng chuyên mục

27/12/2022
Nhà tiền chế cấp 4 đang ngày càng được nhiều gia chủ lựa chọn thi công hiện nay. Vật Tư Minh Anh là nhà thầu uy tín, thi công mẫu nhà tiền chế cấp 4 đẹp, trọn gói theo...
06/10/2022
Nhà xưởng 2 tầng đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, sử dụng trong những năm gần đây. Công ty Vật Tư Minh Anh nhận thi công nhà xưởng khung thép 2 tầng chuyên nghiệp cho khách hàng...
30/11/2022
Nhà tiền chế mái thái là một mẫu nhà khung thép được sử dụng phổ biến hiện nay. Công trình này được Vật Tư Minh Anh nhận thi công hoàn thiện với thời gian hoàn thành nhanh chóng, đạt...
22/11/2022
Mỗi nhà xưởng để xây dựng đều cần phải có bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Hôm nay, Vật Tư Minh Anh sẽ giới thiệu đến bạn 15+ mẫu bản vẽ nhà xưởng tiền chế đẹp, được ưa chuộng...
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline Chat Zalo