Chia Sẻ Tiêu Chuẩn Ánh Sáng Nhà Xưởng Đúng Chuẩn Quy Định

5/5 - (100 bình chọn)

Xây dựng nhà xưởng cần đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật thi công, cũng như tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng. Trong bài viết hôm nay, Vật Tư Minh Anh sẽ giới thiệu bộ tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp đạt chuẩn, mới nhất hiện nay để khách hàng tham khảo.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn về tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng, xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Email: vattuminhanh@gmail.com

Hotline, Zalo0988623839

Tổng quan về tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng

Dưới đây là một số thông tin tổng quan về tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng:

1. Khái niệm

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng bao gồm quy định, yêu cầu kỹ thuật do các cơ quan ban ngành, có thẩm quyền đề ra. Nhằm cung cấp các giải pháp chiếu sáng phù hợp với công trình nhà xưởng.

  • Tuân thủ bộ tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng, giúp tăng hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho các thiết bị đèn điện.
  • Mỗi hệ thống chiếu sáng cần được thiết kế và thi công đúng trình, đảm bảo an toàn cho người lao động.
  • Thiết bị chiếu sáng được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật. Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sản xuất, gia công tại nhà xưởng.
tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng bao gồm quy định, yêu cầu thiết kế,… nhằm đưa ra các giải pháp chiếu sáng phù hợp.

2. Tiêu chuẩn quy định

Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp theo quy định gồm có:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-3:2008 (ISO 8995 – 3 : 2006) về Ecgônômi: Đây là tiêu chuẩn quy định về vùng chiếu sáng nơi làm việc, độ rọi và chỉ số hoàn màu của ánh sáng.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả do Bộ xây dựng ban hành.
  • Các thiết bị chiếu sáng công trình cần đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
  • Các thiết bị, công cụ chiếu sáng có hiệu suất cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho từng không gian trong nhà xưởng công nghiệp.
  • Thi công hệ thống chiếu sáng phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế và phù hợp với kiến trúc của công trình.
  • Hệ thống chiếu sáng hoàn thiện phục vụ tốt cho quá trình hoạt động sản xuất của nhà xưởng, mang lại hiệu quả cao.

3. Quy chuẩn chiếu sáng

Quy chuẩn chiếu sáng nhà xưởng bao gồm các hạng mục sau đây:

  • Thông tư 22/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật về mức chiếu sáng cho phép tại nơi làm việc.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả do Bộ xây dựng ban hành.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-02-09/BNNPTNT về chiếu sáng kho thủy sản – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng
Quy chuẩn chiếu sáng trong nhà xưởng sẽ khác nhau tuỳ theo từng khu vực.

Một số chỉ tiêu chất lượng ánh sáng được quy định theo quy chuẩn chiếu sáng nhà xưởng:

Xưởng sản xuất nhà máy gia công:

  • Độ rọi: 200
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): 80
  • Mật độ công suất : < 13
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 19

Khu vực gia công các bộ phận, chi tiết:

  • Độ rọi: 300
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): 80
  • Mật độ công suất : < 13
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 19

Khu vực dây chuyền sản xuất thiết bị:

  • Độ rọi: 750
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): 80
  • Mật độ công suất : < 13
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 22

Khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm:

  • Độ rọi: 500
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): 80
  • Mật độ công suất : < 13
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 22

Khu vực nhà kho bảo quản:

  • Độ rọi: 100
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): 80
  • Mật độ công suất : < 8
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 19

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp bao gồm các vấn đề sau đây:

  • Quy định về tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng phải đảm bảo sự thoải mái, an toàn cho thị giác và sức khỏe của người lao động.
  • Khu vực trong nhà xưởng sẽ được áp dụng các tiêu chuẩn ánh sáng khác nhau, phù hợp với thiết kế của không gian đó.
  • Đảm bảo hệ thống chiếu sáng để hỗ trợ cho quá trình sản xuất, gia công. Tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng đủ số lượng theo yêu cầu.
  • Tiêu chí chiếu sáng khác nhau tuỳ theo từng khu vực: khu sản xuất, hành lang, nhà vệ sinh, khu sinh hoạt chung,…
Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng bao gồm: xưởng sản xuất thực phẩm, giấy, nhà kho,…

Tham khảo độ rọi tiêu chuẩn của một số ngành nghề sản xuất hiện nay:

Nhà xưởng sản xuất thực phẩm:

  • Khu vực Nghiền vật liệu có độ rọi tiêu chuẩn 300 (Lux)
  • Khu vực Sơ chế nguyên liệu khô có độ rọi tiêu chuẩn 150 (Lux)
  • Khu vực Chế biến và lọc có độ rọi tiêu chuẩn 150 (Lux)
  • Khu vực Đóng gói có độ rọi tiêu chuẩn 500 (Lux)

Nhà xưởng sản xuất thuốc lá: Có độ rọi tiêu chuẩn 500 (Lux)

Nhà xưởng sản xuất giấy: Có độ rọi tiêu chuẩn 300 (Lux)

Nhà kho: Có độ rọi tiêu chuẩn 150 (Lux)

Các bộ tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp

Dưới đây là một số thông tin tham khảo về các bộ tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp đầy đủ, chi tiết nhất.

1. Tiêu chuẩn môi trường ánh sáng

  • Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng cần chiếu rọi đến mọi không gian, vị trí làm việc.
  • Đảm bảo tiêu chí chống lóa và chống chói mắt công nhân. Không gây khó chịu cho thị giác để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị chiếu sáng để tránh xuất hiện bóng của người lao động, máy móc, làm che khuất tầm nhìn.
  • Màu ánh sáng và nhiệt độ cần phù hợp với yêu cầu làm việc của từng khu vực, tạo sự thuận tiện cho quá trình sản xuất.
  • Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng cần hoạt động ổn định, tránh hiện tượng nhấp nháy, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thị giác của con người.
  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng đạt chuẩn ngay từ giai đoạn triển khai để tiết kiệm thời gian, chi phí cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa.
Tiêu chuẩn môi trường ánh sáng
Hệ thống chiếu sáng cần chiếu rọi và Minh quang đến mọi không gian, vị trí làm việc.

2. Tiêu chuẩn ánh sáng trong nhà xưởng

Ánh sáng trong nhà xưởng cần phục vụ cho đời sống sản xuất và an toàn với sức khoẻ con người. Dưới đây là một số văn bản quy định cụ thể:

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam soạn thảo.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008 về Ecgônômi – Chiếu sáng nơi làm việc.
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD về An toàn sinh mạng và sức khỏe.
  • Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002 ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

Dưới đây, chủ đầu tư có thể tham khảo về các tiêu chuẩn ánh sáng trong nhà:

Không gian phòng khách:

  • Độ rọi (Lux): ≥ 300
  • Độ đồng đều: 0.7
  • Chỉ số trả màu CRI (Ra): ≥ 80
  • Mật độ công suất (W/m2): ≤ 13
  • Giới hạn về độ chói lóa: 19

Không gian phòng ngủ:

  • Độ rọi (Lux): ≥ 100
  • Độ đồng đều: Tuỳ chỉnh
  • Chỉ số trả màu CRI (Ra): ≥ 80
  • Mật độ công suất (W/m2): ≤ 8
  • Giới hạn về độ chói lóa: Tuỳ chỉnh

Không gian phòng bếp, phòng ăn:

  • Độ rọi (Lux): ≥ 500
  • Độ đồng đều: Tuỳ chỉnh
  • Chỉ số trả màu CRI (Ra): ≥ 80
  • Mật độ công suất (W/m2): ≤ 13
  • Giới hạn về độ chói lóa: 22

Không gian hành lang, cầu thang, ban công:

  • Độ rọi (Lux): ≥ 100
  • Độ đồng đều: 0.5
  • Chỉ số trả màu CRI (Ra): ≥ 70
  • Mật độ công suất (W/m2): ≤ 7
  • Giới hạn về độ chói lóa : Tuỳ chỉnh

Không gian kho, tầng hầm:

  • Độ rọi (Lux): ≥ 75
  • Độ đồng đều: Tuỳ chỉnh
  • Chỉ số trả màu CRI (Ra): ≥ 70
  • Mật độ công suất (W/m2): Tuỳ chỉnh
  • Giới hạn về độ chói lóa: Tuỳ chỉnh

3. Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhà xưởng

  • Mỗi khu vực trong nhà xưởng sẽ có yêu cầu khác nhau về độ rọi. Những nơi cần thao tác, sản xuất, gia công sản phẩm,… cần có độ rọi cao.
  • Những tiêu chuẩn về độ rọi nhà xưởng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, hiệu suất và tiến độ công việc.
  • Ví dụ: Khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, có độ rọi > 500 Lux. Khu vực sản xuất có độ rọi từ 300 Lux. Nhà kho tiền chế bảo quản hàng hóa, khu vực sinh hoạt chung có độ rọi từ 100 – 200 Lux.
Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng
Tiêu chuẩn về độ rọi ánh sáng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, tiến độ công việc,…

4. Tiêu chuẩn về chỉ số hoàn màu CRI

Chỉ số hoàn màu, trả màu CRI đóng một vai trò rất quan trọng trong bộ tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng. Đây là chỉ số thể hiện mức độ chân thật của màu sắc ánh sáng chiếu xuống các khu vực:

  • Chỉ số CRI càng cao thì màu sắc ánh sáng càng sinh động, chân thật.
  • Thang đo của chỉ số hoàn màu CRI trong nhà xưởng từ 1 – 100 Ra.
  • Tuỳ vào từng khu vực sẽ có chỉ số hoàn màu khác nhau. Trong đó, những khu vực trọng yếu như xưởng sản xuất, khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ có yêu cầu cao về chỉ số hoàn màu, từ 80 – 100 Ra.
  • Các khu vực như nhà kho, tầng hầm không yêu cầu cao về ánh sáng sẽ có chỉ số hoàn màu dao động từ 20 – 40 Ra (tuỳ thuộc vào loại đèn Led).

5. Tiêu chuẩn về sự phân bố độ rọi, độ chói

Tiêu chuẩn về độ rọi, độ chói của ánh sáng sẽ phụ thuộc vào từng vị trí trong nhà xưởng như: nơi làm việc, nghỉ ngơi, khu vực sinh hoạt chung,… Dưới đây là một số tiêu chuẩn cơ bản, giúp doanh nghiệp có thể phân bố hệ thống chiếu sáng phù hợp:

iêu chuẩn về sự phân bố độ rọi, độ chói
Tiêu chuẩn về sự phân bố độ rọi, độ chói áp dụng tại nhà kho, khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm,…

Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng tại nhà kho:

  • Độ rọi (lux): ≥ 100
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): Tối thiểu ≥ 60
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 25

Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng tại khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm:

  • Độ rọi (lux): ≥ 500
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): Tối thiểu ≥ 80
  • Giới hạn hệ số chói lóa: Yêu cầu độ chói thấp

Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng tại không gian chung của nhà xưởng:

  • Độ rọi (lux): ≥ 200
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): Tối thiểu ≥ 80
  • Giới hạn hệ số chói lóa: Không yêu cầu

Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng tại nhà xưởng sản xuất:

  • Độ rọi (lux): ≥ 300
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): Tối thiểu ≥ 80
  • Giới hạn hệ số chói lóa: Không yêu cầu

Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng tại khu vực phụ, nhà vệ sinh:

  • Độ rọi (lux): ≥ 200
  • Chỉ số hoàn màu (Ra): Tối thiểu ≥ 80
  • Giới hạn hệ số chói lóa: 25

6. Yêu cầu hạn chế tình trạng nhấp nháy ánh sáng

  • Hiện tượng hệ thống đèn điện nhấp nháy sẽ gây khó chịu cho thị giác. Lâu dần, gây nên nhiều bệnh lý về mắt của người lao động.
  • Ánh sáng nhấp nháy còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, gia công hàng hoá. Làm chậm tiến độ công việc và giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.
  • Vì vậy, doanh nghiệp cần trang bị hệ thống chiếu sáng nhà xưởng chất lượng cao để tránh hiện tượng nhấp nháy.
  • Kiểm tra nguồn điện để đảm bảo hệ thống điện hoạt động bình thường, ổn định. Điều này giúp hạn chế tình trạng đèn nhấp nháy.

Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn ánh sáng

Sau đây là một số phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng:

1. Phương pháp tính toán bằng hệ số Ksd

  • Khi tính toán phương pháp chiếu sáng nhà xưởng, không thể bỏ qua cách tính sử dụng hệ số Ksd.
  • Phương pháp tính tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng bằng hệ số Ksd phù hợp với các công trình có quy mô, diện tích chiếu sáng trên 10m2.
  • Phương pháp dùng hệ số Ksd sử dụng chỉ số phản xạ ánh sáng với tường để tính toán.
  • Cách tình dùng hệ số hệ quang thông của hệ thống đèn led chiếu sáng nhà xưởng.
Phương pháp tính toán bằng hệ số Ksd
Phương pháp tính toán bằng hệ số Ksd phù hợp với diện tích chiếu sáng trên 10m2.

Xác định hệ số quang thông của đèn:

  • Xác định khoảng cách giữa các đèn, ký hiệu L (m).
  • Xác định số lượng mối nối của hệ thống đèn, trần đèn nhà xưởng.
  • Xác định diện tích, không gian lắp đặt hệ thống đèn điện.
  • Chuẩn bị và kiểm tra hệ số phản xạ độ rọi Lux.

Công thức tính số lượng đèn cần dùng:

  • N = (E*A)/(F*UF*LLF)
  • Ghi chú: Số lượng đèn cần dùng cho nhà xưởng có diện tích chiếu sáng trên 10m2.

Giải thích các hệ số trong công thức:

  • N: Số mối đèn cần lắp.
  • E: Hệ số phản xạ độ rọi
  • A: Diện tích chiếu sáng nhà xưởng
  • F: Tổng lượng quang thông
  • UF: Hệ số đèn sử dụng trên từng mối lắp
  • LLF: Hệ số ánh sáng thất thoát

2. Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống

  • Đèn ống là thiết bị chiếu sáng dùng để lắp đặt cho nhà xưởng. Đây là thiết bị chiếu sáng được sử dụng phổ biến trên thị trường.
  • Phương pháp tính toán bằng đèn ống dùng để tính tiêu chuẩn ánh sáng có sẵn cho một phòng.
  • Với công thức này, doanh nghiệp chỉ cần thay các thông số thực tế của nhà xưởng sẽ tính được số lượng đèn cần dùng, công suất, hệ số quang thông,…
  • Thông thường, một phòng dùng 2 đèn ống sẽ sử dụng công suất 600W (tương đương 1 đèn có công suất 300W). Hệ số độ rọi là 10 Lux, điện áp 60V/220V và quang thông là 1230lm.

Quy ước phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống:

  • Khu vực chiếu sáng rộng ≥ 4
  • Chiều rộng là a
  • Chiều cao là Ho
  • Khu vực chiếu sáng có diện tích chiếu sáng trung bình = 2
  • Không gian nhỏ hẹp có diện tích mặc định ≤ 1
  • Hệ số phản xạ ánh sáng của hệ trần tối màu: ρtr = 0.7
  • Hệ số phản xạ ánh sáng của hệ trần sơn màu trung tính: ρtr = 0.5
  • Hệ số phản xạ ánh sáng của hệ tường sơn màu tối: ρtg = 0.5
  • Hệ số phản xạ ánh sáng của hệ tường sơn màu trung tính: ρtg = 0.3

Hệ số an toàn K:

  • K = 1.3 : Khi dùng phối quang trực xạ
  • K = 1.5 : Khi dùng phối quang phản xạ
  • K = 1.4 : Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ

3. Phương pháp tính toán theo từng điểm

Phương pháp tính toán tiêu chuẩn ánh sáng theo từng điểm phù hợp với những công trình đòi hỏi cao về khả năng chiếu sáng như: xưởng sản xuất máy móc, lắp ráp thiết bị điện tử,… Cách tính này cần nắm rõ 3 yếu tố sau đây:

Phương pháp tính toán theo từng điểm
Phương pháp tính toán theo từng điểm áp dụng cho những khu vực yêu cầu ánh sáng cao như: xưởng sản xuất, gia công thiết bị,…
  • Độ rọi của ánh sáng trên mặt phẳng ngang Eng
  • Độ rọi của ánh sáng trên mặt phẳng đứng Edd
  • Độ rọi của ánh sáng trên mặt phẳng nghiêng Engh

Cách tính toán tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng theo từng điểm như sau:

  • Chọn 1 điểm A cố định.
  • Xét độ rọi từ điểm A đến một điểm sáng R bất kỳ.
  • Sử dụng công thức bình phương khoảng cách giữa các điểm và tỷ lệ chiếu sáng để xác định số lượng đèn cần dùng để chiếu sáng nhà xưởng.

4. Phương pháp tính toán gần chính xác

Phương pháp tính toán tiêu chuẩn ánh sáng gần chính xác phù hợp với các công trình có quy mô nhỏ, nhà xưởng nhỏ. Cách tính này mang đến độ chính xác cao, giúp doanh nghiệp xác định được số lượng đèn điện cần dùng. Để tính theo phương pháp gần chính xác, cần đáp ứng được 3 yếu tố, đó là:

  • Kiểm tra và xác định công suất chiếu sáng cho diện tích 1 phòng.
  • Tính toán số lượng đèn cần dùng, xác định loại đèn, công suất phù hợp.
  • Xác định độ cao trần nhà và phương pháp lắp đặt.

5. Phương pháp tính toán gần chính xác lần 2

Để tính toán tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng dựa trên phương pháp tính gần chính xác lần 2, doanh nghiệp cần đáp ứng được các yếu tố dưới đây:

Phương pháp tính toán gần chính xác lần 2
Xác định các thông số độ chói, độ rọi, hệ thống chiếu sáng phù hợp để hạn chế chỉnh sửa.
  • Dựa trên bảng tính toán có sẵn, sử dụng công suất 100w/m2.
  • Sử dụng phương pháp tính toán gần chính xác thứ 2 để thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp với công trình.
  • Xác định độ rọi, độ chói phù hợp để hạn chế việc chỉnh sửa.
  • Nếu độ rọi ánh sáng nhà xưởng không đúng với độ rọi trong bảng, cần điều chỉnh lại cho đến khi phù hợp.

Phương pháp lựa chọn hệ thống đèn điện nhà xưởng

Khi lựa chọn, thi công các thiết bị đèn điện trong nhà xưởng công nghiệp, cần chú ý một số vấn đề sau đây:

1. Chú ý chất lượng ánh sáng

Về vấn đề chất lượng ánh sáng nhà xưởng, cần lưu ý các điểm sau đây:

Hiệu suất Minh quang:

  • Hiệu suất chiếu sáng được hiệu suất Minh quang của 1 thiết bị đèn.
  • Hiệu suất Minh quang tính bằng tỷ số giữa băng thông và công suất tiêu thụ của đèn.
  • Ký hiệu của hiệu suất Minh quang (quang thông) nhà xưởng là lumen/w (lm/w).
  • Với mô hình triển khai lắp đặt đèn led thì hiệu suất Minh quang dao động từ 100 – 150 lm/w là phù hợp.
  • Hiệu suất Minh quang càng cao thì mức độ quang thông càng lớn. Đảm bảo hiệu quả chiếu sáng cho công trình.
  • Đèn led có hệ số quang thông lớn còn giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả.
  • Lựa chọn loại đèn led có hiệu suất Minh quang cao để đảm bảo khả năng chiếu sáng và tiết kiệm điện.

Tốc độ suy giảm quang thông thấp:

  • Ngoài lựa chọn các thiết bị đèn có hệ số Minh quang và quang thông phù hợp, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tốc độ suy giảm của quang thông.
  • Quang thông thấp được hiểu là chỉ số Minh quang suy giảm theo thời gian sử dụng hoặc đến mốc tuổi thọ của đèn led.
  • Ví dụ: Giá trị của đèn led là 5000 giờ. Hết thời gian này, quang thông của đèn sẽ suy giảm khoảng 10% nhưng vẫn hoạt động tốt. Khi quang thông giảm đến 30% thì đèn led sẽ hết giá trị sử dụng.
  • Cần đặc biệt chú ý đến quang thông của đèn để đảm bảo khả năng chiếu sáng. Lựa chọn loại đèn led chất lượng cao để hạn chế mức độ suy giảm của băng thông.
  • Kiểm tra mức độ suy giảm quang thông để thay mới hệ thống đèn khi cần thiết.
Chất lượng ánh sáng
Lựa chọn thiết bị chiếu sáng chất lượng để hạn chế tốc độ suy giảm quang thông.

Khả năng tiết kiệm điện:

  • Sử dụng hệ thống đèn tiết kiệm điện năng là yêu cầu đặt ra trong các bộ tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp.
  • Việc thi công, lắp đặt các thiết bị đèn chất lượng cao, có công suất phù hợp giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả.
  • Đồng thời, đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chi tra tiền điện.
  • Trong các thiết bị công nghiệp hiện nay, đèn led là sự lựa chọn tối ưu khi thi công, lắp đặt hệ thống chiếu sáng công trình. Loại đèn này giúp tiết kiệm từ 2 – 3 lần so với các loại đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn halogen,…

Độ rọi sáng của thiết bị đèn:

  • Độ rọi là lượng ánh sáng chiếu trên 1m2 diện tích, tính bằng độ quang thông chia cho 1m2.
  • Độ rọi hợp lý tạo cảm giác thoải mái, không gây chói mắt con người.
  • Hệ thống chiếu sáng có độ rọi phù hợp không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Góp phần tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ công việc,…
  • Độ rọi càng cao sẽ càng làm giảm tỷ lệ gây khó chịu, nhức mắt người lao động.

2. Độ bền, giá trị sử dụng của thiết bị

  • Độ bền của hệ thống đèn là yếu tố giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, sản xuất.
  • Đèn led có chất lượng cao sẽ tiết kiệm được chi phí cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị
  • Chất lượng đèn thấp và tuổi thọ không cao khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều chi phí cho công tác bảo trì, thay mới,…

3. Chứng nhận chất lượng

  • Chứng nhận ISO theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-1:2009 – Đèn điện
  • Đèn led đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, chứng nhận CE.
  • Chứng nhận RoHS – Quy định của liên minh Châu Âu EU về chất lượng ánh sáng đạt chuẩn.
Chứng nhận chất lượng
Lựa chọn các thiết bị đạt chuẩn chất lượng, thông qua kiểm định, đạt chứng chỉ CE, RoHS,…

4. Địa chỉ cung cấp đèn led uy tín

Lựa chọn đơn vị cung cấp đèn led uy tín, cam kết các vấn đề sau đây:

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN: 7722-1:2009/IEC60598-1:2008, có chứng nhận CE (châu Âu) và chứng chỉ RoHS.
  • Cung cấp đa dạng các thiết bị đèn điện có công suất 50w, 80w, 120w,… để phù hợp với từng quy mô chiếu sáng nhà xưởng.
  • Đèn led có gắn chip led, đảm bảo chính hãng, mang đến hiệu quả Minh quang cao khi sử dụng.
  • Có chuyên viên hỗ trợ tư vấn, tính toán số lượng đèn, cũng như phương pháp thi công phù hợp với từng loại công trình.
  • Giá đèn led nhà xưởng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống đèn cho doanh nghiệp.

Xem thêm: #5 Công Ty Nhà Thầu Xây Dựng Nhà Thép, Xưởng Tiền Chế Uy Tín

Đơn vị thi công nhà xưởng công nghiệp trọn gói, uy tín

Vật Tư Minh Anh là một trong những nhà thầu xây nhà xưởng giá rẻ trọn gói, uy tín nhất hiện nay. Đơn vị này đã hoàn thành rất nhiều dự án thi công nhà xưởng, nhà khung thép theo yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo thời gian hoàn thành nhanh chóng, kịp tiến độ bàn giao công trình theo hợp đồng. Đến với Vật Tư Minh Anh, quý khách còn được:

  • Hỗ trợ tư vấn về các giải pháp thi công điện nước, hạ tầng, kỹ thuật và các tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng phù hợp với yêu cầu.
  • Cung cấp dịch vụ thi công nhà xưởng trọn gói, không phát sinh thêm chi phí, tiết kiệm ngân sách đầu tư cho khách hàng.
  • Cung cấp đầy đủ vật tư cho quá trình thi công như: đèn led, tấm panel cách nhiệt, gia công cấu kiện thép, ống nước, dây dẫn điện,…
  • Đội ngũ kỹ sư chuyên dụng, có thể thi công nhà xưởng một cách nhanh chóng, kịp tiến độ và đạt chuẩn kỹ thuật.
  • Ngoài ra, Vật Tư Minh Anh còn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như: tư vấn, vận chuyển vật liệu, thiết kế nhà xưởng,… nhằm mang đến khách hàng nhiều trải nghiệm tốt nhất.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin chi tiết về các bộ tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng đạt chuẩn. Qua đây, chúng tôi mong rằng có thể cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích. Cũng như giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án lắp đặt hệ thống đèn phù hợp với công trình.

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Vật Tư Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

Thi Công Kết Cấu Thép Nhà Xưởng Tiền Chế Như Nào Là Chuẩn?

[Chia Sẻ] Thủ Tục Xây Dựng Nhà Xưởng Trong Khu Công Nghiệp

[Chia Sẻ] Dự Toán Chi Phí Xây Dựng Nhà Xưởng Tiền Chế

Cùng chuyên mục

27/02/2023
Liên kết cột thép và dầm thép đóng vai trò quan trọng trong kết cấu khung thép. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, độ vững chắc và tuổi thọ của công trình. Quý...
26/10/2022
Hàng rào được coi như là lớp bảo vệ cho nhà xưởng, cũng như là “dải phân cách” cho khu vực nhà xưởng và những khu vực xung quanh. Công ty Vật Tư Minh Anh là đơn vị nhận...
23/09/2022
Thi công nhà xưởng nhỏ được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm. Vậy chi phí thi công nhà xưởng 100m2 là bao nhiêu? Cách tính chi phí này như thế nào? Khi thi công cần lưu ý những gì...
27/12/2022
Khi nhu cầu thi công nhà tiền chế ngày càng nhiều thì người ta càng quan tâm tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín. Theo đó, Vật Tư Minh Anh là nhà thầu uy tín, nhận thi...
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline Chat Zalo