Ngày đăng:10/02/2023 -Cập nhật lúc:
10:55 sáng ,11/02/2023
5/5 - (100 bình chọn)
5/5 - (100 bình chọn)
Hướng dẫn sơn nhà tiền chế như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Các loại sơn nào thường dùng cho nhà tiền chế?,… Trong bài viết dưới đây, Vật Tư Minh Anh sẽ thông tin về cách sơn dầu cho nhà tiền chế một cách cụ thể và chi tiết nhất để khách hàng hiểu rõ quy trình.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn về cách sơn dầu cho nhà tiền chế , xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 55 Đường 4, KĐT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, có rất nhiều loại sơn được dùng cho nhà tiền chế để bảo vệ cấu kiện và bề mặt của công trình trước những tác động tiêu cực của môi trường. Trong đoạn viết dưới đây, Vật Tư Minh Anh sẽ giới thiệu đến khách hàng những loại sơn được sử dụng phổ biến cho nhà tiền chế:
Sơn dầu: Sơn dầu là loại sơn được áp dụng rộng rãi trong quá trình thi công nhà tiền chế. Khi sơn loại sơn này, chúng ta cần tiến hành sơn 3 lớp, bao gồm: 2 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ toàn diện. Chất liệu của sơn dầu dễ bị tác động bởi độ ẩm môi trường nên ảnh hưởng đến tuổi thọ. Trên thị trường, sơn dầu được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì giá thành rẻ và dễ sử dụng.
Sơn men: Trong thành phần của sơn men có chứa các thành phần như: chì trắng, dầu mỏ, vật liệu nhựa,… Bề mặt của chất liệu sơn có chứa một loại hợp chất chuyên dụng, có khả năng chống dầu, chống oxy và chống thấm nước cực tốt. Hiện nay, người ta thường sơn lót một lớp sơn trắng titan, trước khi tiến hành sơn phủ men. Sơn men có thể sơn cả tường trong và tường ngoài nên có tính ứng dụng cao.
Sơn nhũ tương: Thành phần cấu tạo của sơn nhũ tương có chứa polyvinyl acetate, nhựa tổng hợp,… Đây là những vật liệu liên kết, tạo nên độ kết dính và độ bám của sơn. Khi tiến hành sơn nhà tiền chế, chúng ta cần phủ một lớp xi măng, trước khi sơn nhũ tương. Loại sơn này được nhiều người lựa chọn vì cách sơn rất đơn giản và thời gian khô nhanh chóng, chỉ từ 1.5 – 2 giờ.
Sơn xi măng: Sơn xi măng thường được sơn 2 lớp để đảm bảo độ hoàn thiện cho công trình. Lớp sơn đầu tiên thường được sơn trên bề mặt ẩm, không chứa nước và để khô trong vòng 1 ngày. Lớp thứ 2 được sơn chồng lên lớp thứ nhất. Lớp sơn này giúp làm tăng độ bám của sơn lên bề mặt vật liệu và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Sơn bitum: Sơn bitum là loại sơn dùng cho nhà thép tiền chế, được sử dụng khá phổ biến. Để sản xuất loại sơn này, người ta sẽ thực hiện hòa tan nhựa đường hoặc vật liệu bitum thực vật với dầu mỏ. Do có thành phần dầu mỏ nên sơn bitum có màu đen đặc trưng. Bên cạnh đó, sơn bitum có độ chống thấm cao, nên thường được sơn cho các cấu kiện sắt thi công dưới nước.
Sơn cao su: Sơn cao su tổng hợp được sản xuất từ chất liệu nhựa. Loại sơn này có khả năng khô nhanh và ít bị tác động bởi yếu tố thời tiết và môi trường. Không những thế, so với những loại sơn khác, sơn cao su tổng hợp còn hạn chế tình trạng phai màu tốt hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, loại sơn này còn có thể áp dụng trên bê tông tươi và chống lại sự tấn công của các chất hóa học rất tốt. Giá thành của sơn cũng rất hợp lý và dễ sử dụng.
Sơn nhôm: Sơn nhôm được sản xuất bằng cách nghiền mịn chất liệu nhôm thành bột và trộn trong dầu bóng. Loại sơn này thường được dùng để sơn sắt hoặc thép, giúp bảo vệ bề mặt vật liệu tốt hơn. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng sơn nhôm để sơn bình xăng, bể chứa, sơn ống nước,… Khi áp dụng loại sơn này, chúng ta có thể nhìn thấy vật thể trong bóng tối.
Sơn chống thấm: Sơn chống thấm có thành phần chính là Alkylsiloxan và Acrylonitrile. Đúng như tên gọi, loại sơn này có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống nước vô cùng hiệu quả. Từ đó, sơn giúp bảo vệ các kết cấu thép bên trong. Bên cạnh đó, sơn chống thấm còn có khả năng kháng kiềm, chống ăn mòn và an toàn với sức khỏe con người.
Sơn cách nhiệt: Sơn cách nhiệt là một trong những loại sơn được nhiều người sử dụng nhờ khả năng chống nóng vượt trội. Loại sơn này thường được áp dụng cho các công trình như: nhà máy, nhà xưởng tiền chế,… Với khả năng chống tia uv và ngăn chặn bức xạ nhiệt mặt trời, sơn cách nhiệt góp phần mang đến một không gian thoáng đãng và mát mẻ.
Sơn chống cháy: Sơn chống cháy được sử dụng phổ biến cho nhà xưởng tiền chế. Loại sơn này có công dụng ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa thép với lửa, khi xảy ra sự cố cháy nổ, hỏa hoạn,… Nhờ đó, giúp cấu kiện không bị nóng chảy đến hóa dẻo, biến dạng, góp phần bảo vệ an toàn cho công trình. Theo nhiều kiểm nghiệm thực tế, sơn chống cháy có thể chịu được nhiệt độ lớn đến 1300 độ C, và thời gian chống chịu kéo dài từ 4 – 6 giờ đồng hồ.
Sơn chống rỉ: Sơn chống rỉ thường được dùng để sơn cho các cấu kiện thép thi công nhà tiền chế. Bởi, chất liệu thép dễ bị oxy hóa, ăn mòn trước tác động của môi trường. Hiện nay, sơn chống rỉ có 2 loại được sử dụng phổ biến, đó là sơn Alkyd (1 thành phần) và sơn Epoxy (2 thành phần). Loại sơn này có khả năng khô nhanh, độ bám cao, bền màu và áp dụng.
Sơn dầu dùng cho nhà tiền chế là gì? Đặc điểm
Như đã đề cập, sơn dầu là loại sơn được sử dụng phổ biến khi thi công nhà tiền chế. Loại sơn này thường được gọi là sơn nước gốc dầu hoặc sơn dầu gốc nước. Trong sơn có chứa 1 hoặc 2 thành phần chính tùy vào yêu cầu của đơn vị sản xuất, đó có thể là epoxy, alkyd, acrylic, polyurethane,…
Hiện nay, người ta thường sử dụng sơn dầu để sơn bề mặt công trình, các đồ dùng nội thất, ngoại thất,… Sản phẩm có thể áp dụng trên các chất liệu như: gỗ, bê tông và kim loại (sắt, nhôm, thép,…).
Trong hạng mục loại sơn nhà tiền chế, chúng ta tìm hiểu về sơn dầu trên chất liệu kim loại. Xét về cấu tạo và thành phần, sơn dầu có 2 loại, đó là:
Sơn dầu Epoxy (2 thành phần)
Sơn dầu Alkyd (1 thành phần)
Xét theo tính năng sử dụng, sơn dầu có 2 loại, đó là:
Sơn lót kim loại: Đây là lớp sơn ở giữa lớp sơn phủ và bề mặt vật liệu, hay còn gọi là lớp sơn trung gian. Tiến hành sơn lót giúp tạo độ bám, trước khi sơn phủ toàn bộ. Lớp sơn lót thường có màu sắc nhạt , độ phủ cao từ 13 – 15m2/kg và gam màu phổ biến là đỏ nâu, xám sáng,…
Sơn phủ kim loại: Đây là lớp sơn chịu tác động trực tiếp từ môi trường xung quanh (độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ,…), cũng như tác động của ngoại lực (va đập, trầy xước, mài mòn,…). Bên cạnh đó, lớp sơn này còn có nhiệm vụ đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho kết cấu kim loại nhờ tạo khả năng tạo màu sắc. Thông thường, người ta sẽ sơn phủ dày 0.06 – 0.08mm, tùy vào thương hiệu. Đồng thời, tiến hành sơn từ 2 – 3 lớp, tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Ứng dụng của sơn dầu trong đời sống thực tiễn:
Dùng để sơn lên bề mặt kim loại như: sắt, thép, kẽm, đồng, các cấu kiện của nhà thép tiền chế,…
Sơn trên bề mặt gỗ hoặc bê tông để hoàn thiện tường, cửa gỗ,… của công trình.
Sơn các thiết bị nội thất, ngoại thất nhằm đảm bảo giá trị về mặt thẩm mỹ cho nhà tiền chế.
Dùng để sơn cửa sắt, bàn ghế, tủ quần áo, đồ gia dụng, máy móc, hàng rào kim loại,… giúp tăng thẩm mỹ về mặt ngoại quan.
Ưu điểm của sơn dầu dùng cho nhà tiền chế
Các loại sơn dùng cho nhà thép tiền chế sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, ví dụ có thể kể đến như:
Sơn giúp tăng khả năng chống chịu của cấu kiện trước những tác động của yếu tố thời tiết và môi trường.
Độ bám dính bề mặt cao, ít bị bong tróc, trầy xước,… do tác động của môi trường hoặc ngoại lực.
Một số loại sơn có khả năng cách nhiệt, chống tia uv, ngăn chặn bức xạ nhiệt mặt trời,… Từ đó, góp phần chống nóng cho nhà tiền chế.
Sơn chống thấm có khả năng chống thấm ẩm, chống thấm nước,… Giúp ngăn chặn tình trạng rỉ sét hoặc phát sinh rêu, nấm mốc trên bề mặt vật liệu.
Sơn chống rỉ giúp ngăn chặn hiện tượng ăn mòn kim loại, chống lại quá trình oxy hóa một cách hiệu quả, góp phần nâng cao tuổi thọ cho công trình.
Một số loại sơn có độ bám cao, bền màu theo thời gian sử dụng, giúp đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho nhà tiền chế.
Sử dụng sơn có khả năng chống bám bụi. Đồng thời, giúp người dùng có thể vệ sinh bề mặt tường, đồ vật một cách đơn giản và dễ dàng.
Cách sử dụng sơn dầu rất đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thi công.
Các loại sơn nhà tiền chế được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn với sức khỏe con người.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vừa nêu, các loại sơn dùng cho nhà thép tiền chế cũng tồn tại một số nhược điểm như: Sơn có mùi và cần thời gian để xử lý mùi hôi khó chịu, mất thời gian để màng sơn ổn định trước khi đưa vào sử dụng,…
Hướng dẫn cách sơn dầu cho nhà tiền chế chi tiết
Trong đoạn viết dưới đây, Vật Tư Minh Anh sẽ hướng dẫn khách hàng cách sơn dầu cho nhà tiền chế một cách cụ thể và chi tiết nhất:
Bước 1: Xử lý bề mặt khung thép và các vật liệu cần sơn
Quy trình xử lý bề mặt cấu kiện lắp đặt khung thép và các vật liệu cần sơn như sau:
Với bề mặt có kích thước nhỏ: Các vật dụng có kích thước nhỏ như: cửa sắt, cửa sổ, hàng rào,… sử dụng trong gia đình, thì chúng ta tiến hành xử lý bề mặt bằng cách dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt để chà nhám. Nhằm loại bỏ hoàn toàn vết bẩn và các dấu vết rỉ sét. Nếu bề mặt vật liệu có dính dầu mỡ, cần sử dụng đến dung môi hữu cơ để tẩy rửa sạch sẽ và loại bỏ tạp chất.
Với bề mặt có kích thước lớn: Việc xử lý bề mặt cấu kiện của các công trình lớn tiêu tốn rất nhiều thời gian và nhân lực, cũng như không đảm bảo được tiến độ thi công. Để giải quyết vấn đề này, khi xây dựng nhà máy, nhà xưởng, các khu công nghiệp,… người ta thường sử dụng loại máy phun cát hoặc phun bi chuyên dụng để xử lý vật liệu với số lượng lớn. Các thiết bị này có thể tự điều chỉnh để đạt được các yêu cầu mà chủ đầu tư mong muốn.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn dầu cho nhà tiền chế
Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ và phương tiện hỗ trợ giúp đơn vị thi công có thể sơn được một lớp màng ưng ý. Dưới đây là một số vật dụng cụ thể:
Rulo, cọ lăn: Các dụng cụ này được dùng để thi công sơn chống rỉ cho cấu kiện sắt, thép có kích thước nhỏ. Đây là cách sơn đơn giản nhất, sử dụng vật liệu giá rẻ, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư. Hiện nay, người ta thường dùng Rulo, cọ lăn để sơn tường hàng rào, cổng sắt, cửa sắt hoặc các khe hở giữa các bộ phận của công trình.
Súng phun sơn: Phương pháp sử dụng súng phun sơn thích hợp với tất cả cấu kiện kim loại. Đặc biệt thích hợp sơn trên các bề mặt có diện tích lớn như: khung thép, tường, vách,… Nhược điểm của dụng cụ này là không thể thực hiện ở những khe hở bé, nhỏ hẹp. Tuy nhiên, khi sử dụng máy phun sơn sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo màng sơn đẹp đồng đều.
Lưu ý: Khi sử dụng các vật liệu lăn sơn hoặc phun sơn, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Khi dùng cọ lăn và rulo chúng ta cần lưu ý, nếu sơn các loại sơn khác nhau, cần sử dụng riêng. Hoặc tẩy rửa sạch chất sơn bám trên dụng cụ, trước khi tiến hành sơn màu sơn khác.
Với máy phun sơn cũng vậy, nên sử dụng mỗi đầu phun cho một màu sắc riêng biệt. Điều này nhằm tránh tình trạng hòa trộn màu sơn, làm sai lệch màu sắc ban đầu mà chủ đầu tư yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc thay cọ lăn, rulo hoặc đầu phun của máy phun sơn, còn giúp hạn chế chỗ sơn bị dày hoặc mỏng. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng của màng sơn.
Khi sử dụng máy phun sơn, nên sơn đều tay sẽ giúp lớp sơn đều và đẹp hơn.
Đối với những vị trí nhỏ hẹp, góc cạnh, cần dặm vá,… chúng ta có thể sử dụng chổi quét sơn để lớp sơn được sơn đồng đều.
Bước 3: Cách sơn dầu cho nhà tiền chế ở lớp sơn lót
Dưới đây là hướng dẫn cách sơn dầu cho nhà tiền chế ở công đoạn sơn lót:
Sơn dầu cho cấu kiện thi công nhà tiền chế không thể bỏ qua bước sơn lót. Thi công lớp sơn lót giúp tạo độ bám giữa bề mặt vật liệu và sơn phủ màu. Bên cạnh đó, lớp sơn này còn có công dụng ngăn chặn sự ăn mòn trở lại của kim loại.
Tùy vào từng loại sơn, chúng ta tiến hành pha sơn theo đúng định mức mà nhà sản xuất yêu cầu. Thông thường, tỷ lệ pha chất dung môi chiếm khoảng 10% tổng thể tích.
Sau khi pha loãng, đổ sơn vào thiết bị và tiến hành phun sơn hoặc lăn sơn trên bề mặt vật liệu.
Sau khi sơn xong lớp sơn đầu tiên, chúng ta đợi sơn khô trong khoảng 5 giờ đồng hồ.
Tiếp tục sơn lớp thứ 2 và đợi sơn khô trong khoảng 16 tiếng. Hoặc đợi sơn khô hoàn toàn, dùng tay cạo không ra.
Tùy vào từng loại sơn, chúng ta có thể sơn 1 hoặc 2 lớp để hoàn thành lớp sơn lót.
Trong trường hợp dùng loại sơn 1 lớp, chúng ta cần đợi tối thiểu 4 giờ, trước khi mang ra ngoài trời hoặc sơn phủ.
Bước 4: Cách sơn dầu cho nhà tiền chế ở lớp sơn phủ
Sau đây là hướng dẫn cách sơn phủ cho nhà tiền chế một cách cụ thể và chi tiết để bạn đọc tham khảo:
Sơn phủ là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với môi trường và các tác động xung quanh. Bên cạnh đó, lớp sơn này còn có tác dụng tạo màu để đảm bảo tính thẩm mỹ đạt yêu cầu.
Thông thường, với lớp sơn phủ, người ta quy định sơn 2 lớp. Điều này nhằm đảm bảo màu sơn lên đều và đẹp.
Lớp sơn lót sau khi đạt yêu cầu sẽ được tiến hành sơn phủ. Sơn phủ được pha trộn theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất yêu cầu.
Tiến hành phun sơn lớp đầu tiên trên bề mặt vật liệu. Đợi lớp sơn thứ nhất khô hẳn thì tiếp tục sơn lớp thứ 2.
Khoảng thời gian chờ giữa 2 lần phun sơn tối thiểu 4 tiếng, để lớp sơn thứ nhất khô hoàn toàn. Cũng như để lớp sơn thứ 2 bám chắc và lên màu đẹp hơn.
Sau khi pha trộn sơn phủ, cần sử dụng ngay. Bởi để lâu trong môi trường tự nhiên, sơn sẽ bị chết và không thể thi công.
Chú ý sơn đều tay vì công đoạn này sẽ góp phần đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho các cấu kiện thi công nhà tiền chế.
Bước 5: Nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu công trình
Sau khi tiến hành phun sơn cho cấu kiện và công trình, chúng ta cần thực hiện kiểm tra và nghiệm thu để đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu.
Các vị trí ở góc hẹp, có thể sử dụng chổi quét sơn để sơn cho đều và đẹp.
Tiến hành dặm vá hoặc sơn lại, nếu lớp sơn quá mỏng hoặc quá dày.
Các sản phẩm hoàn thiện sẽ sở hữu bề mặt nhẵn mịn. Lớp sơn đồng đều và có màu sắc đẹp, đạt chuẩn.
Đơn vị thi công nhà tiền chế uy tín, chuyên nghiệp
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thi công nhà tiền chế. Trong số đó, Vật Tư Minh Anh là nhà thầu uy tín, nhận xây dựng nhà thép theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đảm bảo thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân lực. Đến với Vật Tư Minh Anh, quý khách còn được:
Nhân viên tư vấn kỹ lưỡng về các thiết kế nhà tiền chế phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đồng thời, tư vấn pháp lý, hướng dẫn xin cấp phép xây dựng, cách sơn dầu cho nhà tiền chế,…
Cung cấp dịch vụ thi công nhà tiền chế trọn gói, không phát sinh chi phí, rất thuận tiện với khách hàng.
Là nhà thầu trọn gói nên Vật Tư Minh Anh cung ứng vật liệu xây dựng số lượng lớn với mức chiết khấu cao. Đảm bảo vật liệu chính hãng, chất lượng và có độ bền vượt trội.
Đội ngũ kỹ sư xây dựng của Vật Tư Minh Anh có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản. Nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về kinh nghiệm, cũng như trình độ nhân lực.
Vật Tư Minh Anh hỗ trợ chinh sách bảo trì, kiểm tra, sửa chữa công trình cho khách hàng khi phát sinh lỗi kỹ thuật.
Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về các loại loại sơn sắt nhà tiền chế và hướng dẫn cách sơn dầu cho nhà tiền chế. Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Vật Tư Minh Anh để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Minh Nguyễn hiện là Co Founder của Vật Tư Minh Anh. Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư quảng cáo chuyên về : tấm poly, tấm mica, tấm alu, tấm cemboard, tấm nhựa ốp tường, tấm inox, tấm foam, tấm nhôm, tấm ốp tường, tấm xốp dán tường, tấm nhựa (PVC), làm mái che, thi công mái tôn, mái che lấy sáng, tấm cách nhiệt, tấm panel, tấm lợp nhựa…. Minh Nguyễn hiện đang quản lý cho website vattuminhanh.vn và thực hiện tư vấn cũng như viết các nội dung chuyên ngành cho website vattuminhanh.vn .
Sàn thép tiền chế có những loại nào? Ưu - nhược điểm của từng loại sàn ra sao? Quy trình thi công sàn nhà tiền chế như thế nào?,... Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Vật Tư Minh...
Nhà tiền chế kính cường lực là giải pháp xây dựng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình bởi lối kiến trúc vô cùng hiện đại và...
Quán cafe nhà tiền chế đang ngày càng được nhiều người lựa chọn thi công hiện nay. Vật Tư Minh Anh là một nhà thầu chuyên thi công quán cafe nhà tiền chế trọn gói theo yêu cầu với...
Công ty Vật Tư Minh Anh là một trong những nhà thầu thi công nhà xưởng 500 triệu - 900 triệu trọn gói chuyên nghiệp nhất hiện nay. Đơn vị này đã hoàn thành rất nhiều dự án xây...